Chủ đề 2 - CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC

Chủ đề 2 - CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC

Câu. Các quy tắc, chuẩn mực đạo đức điều chỉnh hành vi của con người được ban hành bởi chủ thể nào dưới đây?

A. Cộng đồng xã hội.

B. Chính phủ.

C. Cá nhân trong cộng đồng.

D. Quốc hội.

A

Câu. Hệ thống các quy tắc chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng của xã hội là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Nội quy.

B. Quy định.

C. Pháp luật.

D. Đạo đức.

D

Câu. Đạo đức là sự điều chỉnh hành vi mang tính

A. áp đặt.

B. tự giác.

C. tất yếu.

D. bắt buộc.

B

Câu. Đạo đức giúp mỗi cá nhân có ý thức và năng lực sống

A. phụ thuộc.

B. thoải mái.

C. tự chủ.

D. tự ti.

C

Câu. Vai trò nào dưới đây của đạo đức liên quan trực tiếp đến sự phát triển của gia đình?

A. Cơ sở cho sự phát triển của mỗi thành viên trong gia đình.

B. Làm cho mọi người trong cộng đồng gần gũi nhau hơn.

C. Nền tảng cho mỗi gia đình có kinh tế tốt hơn.

D, Tạo cơ hội cho việc duy trì cuộc sống ổn định.

A

Câu. Câu nào dưới đây không đề cập đến sự điều chỉnh của đạo đức?

A. Giấy rách phải giữ lấy lề.

B. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

C. Phép vua thua lệ làng.

D. Đói cho sạch, rách cho thơm.

C       

Câu. Quan niệm nào dưới đây đúng khi nói về người có đạo đức?

A. Tự giác giúp đỡ người gặp nạn.

B. Tự ý lấy đồ của người khác.

C. Chen lấn khi xếp hàng.

D. Thờ ơ với người bị nạn.

A      

Câu. Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về đạo đức?

A. Đạo đức là một phương thức điều chỉnh hành vi của con người.

B. Đạo đức là phương thức duy nhất điều chỉnh hành vi con người.

C. Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội.

D. Đạo đức chịu sự tác động, chi phối của tồn tại xã.

B

Câu. Một cá nhân thiếu đạo đức thì mọi phẩm chất, năng lực khác sẽ

A. không bị ảnh hưởng.

B. không được thừa nhận.

C. không có ý nghĩa.

D. trở nên nguy hiểm.

D      

Câu. Nhận định: “Đạo đức là nền tảng hạnh phúc của gia đình, tạo nên sự ổn định và phát triển của gia đình” nói về vai trò của đạo đức đối với

A. cá nhân.

B. gia đình.

C. nhà nước.

D. xã hội.

B