Chủ đề 1. CÔNG DÂN VỚI VIỆC HÌNH THÀNH THẾ GIỚI QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN KHOA HỌC

Chủ đề 1. CÔNG DÂN VỚI VIỆC HÌNH THÀNH THẾ GIỚI QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN KHOA HỌC

Câu 1. Triết học là hệ thống các quan điểm lí luận chung nhất về

A. thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó.

B. đặc điểm của từng bộ môn khoa học.

C. đối tượng nghiên cứu của các khoa học.

D. phương pháp, cách thức đánh giá sự vật, hiện tượng.

1. A   

Câu 2. Hệ thống các quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó được gọi là

A. thế giới quan.

B. triết học.

C. nhân sinh quan.

D. vận động.

2. B

Câu 3. Đối tượng nghiên cứu của triết học là những vấn đề chung nhất

A. đặc trưng nhất của thế giới.

B. cơ bản nhất của khoa học cụ thể.

C. phổ biến nhất của thế giới.

D. khái quát nhất của khoa học cụ thể.

3. C

Câu 4. Triết học khác các môn khoa học khác bởi yếu tố nào dưới đây?

A. Phương pháp nghiên cứu.

B. Thế giới quan.

C. Nhân sinh quan.

D. Đối tượng nghiên cứu.

4. D

Câu 5. Triết học và các môn khoa học khác có mối quan hệ

A. hữu cơ.

B. độc lập.

C. riêng biệt.

D. tách rời.

5. A

Câu 6. Triết học có vai trò là thế giới quan và

A. định hướng cho hoạt động sản xuất của cải vật chất của con người.

B. phương pháp luận cho hoạt động thực tiễn, nhận thức của con người.

C. niềm tin cho hoạt động nhận thức của con người.

D. cách thức xây dựng hành động của con người.

6. B   

Câu 7. Nội dung dưới đây không thuộc kiến thức Triết học?

A. Thế giới tồn tại khách quan.

B. Mọi sự vật hiện tượng luôn luôn vận động.

C. Kim loại có tính dẫn điện.

D. Giới tự nhiên là cái sẵn có.

7. C

Câu 8. Quan niệm của con người về thế giới luôn luôn phát triển từ thế giới quan thần thoại đến thế giới quan

A. hiện thực.

B. tín ngưỡng.

C. vô thần.

D. triết học.

8. D   

Câu 9. Quan niệm của con người về thế giới luôn phát triển, biểu hiện sự hiểu biết ngày càng sâu sắc hơn, đầy đủ hơn về thế giới xung quanh từ thế giới quan

A. thần thoại đến thế giới quan triết học.

B. triết học đến thế giới quan triết học.

C. thần thoại đến thế giới quan vô thần.

D. triết học đến thế giới quan vô thần.

9. A

Câu 10. Thế giới quan của người nguyên thủy có sự hòa quyện giữa các yếu tố

A. quan điểm và niềm tin.

B. lí trí và tín ngưỡng.

C. tư duy và định hướng.

D. con người và vật chất.

10. A