Lịch sử lớp 8 - Bài 2: Cách mạng tư sản Pháp (1789-1794)

Lịch sử lớp 8 - Bài 2: Cách mạng tư sản Pháp (1789-1794)

I. Nước Pháp trước cách mạng.

1. Tình hình kinh tế.

- Nông nghiệp: lạc hậu. nông dân bị địa chủ, phong kiến bóc lột.

- Công thương nghiệp: đã phát triển nhưng chế độ phong kiến đã cản trở sự phát triển đó.
 ⇔ Mâu thuẩn giữa Tư sản và chế độ phong kiến.
2.Tình hình chính trị xã hội.

- Chính trị: là nước quân chủ chuyên  chế do vua Lu-i XVI đứng đầu.

- Xã hội: - Nước Pháp tồn tại 3 đẳng cấp:  Tăng lư, quý tộc có mọi đặc quyền và đẳng cấp thứ 3 (Tư sản, nông dân, các tầng lớp nhân dân khác)


 

 ⇔ Mâu thuẩn

3. Đấu tranh trên mặt trận tư tưởng.

- Tố cáo, phê phán gay gắt chế độ quân chủ chuyên chế.
- Đề xướng quyền tự do con người và đảm bảo quyền tự do
- Thể hiện quyết tâm đánh đổ bọn thống trị phong kiến.

II. Cách mạng bùng nổ.

1. Sự khủng hoảng của chế độ quân chủ chuyên chế.

- Chế độ phong kiến ngày càng suy yếu; chính trị kinh tế, xã hội suy sụp dẫn đến mâu thuẩn giữa đẳng cấp thứ 3 với 2 đẳng cấp trên.

- Hệ quả: Cách mạng chống Phong kiến do giai cấp Tư sản đứng đầu nổ ra.

2. Mở đầu thắng lợi của cách mạng.

- Hội nghị 3 đẳng cấp 5-5-1789 nhưng không có kết quả và thái độ ngoan cố của nhà Vua.
- Ngày 14- 7-1789 quần chúng tấn công ngục Ba-xti và giành thắng lợi.
=> Quyền lực của chế độ chuyên chế quân chủ bị giáng đòn đầu tiên.


III. Sự phát triển của cách mạng.

1. Chế độ quân chủ lập hiến (từ 14/7/1789 đến 10/1792).

- Đại tư sản nắm quyền thành lập chế độ quân chủ lập hiến (14/7/1789)
- Quốc Hội thông qua Tuyên ngôn nhân quyền và Dân quyền (8/1789).
- Ban hành hiến pháp (9/1791) xác lập chế độ quân chủ lập hiến nhằm bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản.
- 1792, nội phản ngoại xâm bùng nổ.
- 10/8/1792 nhân dân Pa-ri khởi nghĩa lật đổ Chế độ phong kiến và sự thống trị của tư sản.

2. Bước đầu của nền cộng hoà (21/9/1792 đến 02/6/1793).

- Tư sản công thương lên cầm quyền, thiết lập một nền cộng hoà (21/9/1792), cách mạng phát triển thêm một bước.
- 1793, Anh và các nước châu Âu tấn công nhưng phái Ghi-rông-đanh chỉ lo củng cố quyền lực.
- 2.6.1793, nhân dân Pa ri khởi nghĩa lật đổ phái Gi-rông-đanh

3. Chính quyền chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh (2/6/1793 đến 27/7/1794).

 * Biện pháp: Trừng trị bọn cách mạng. Giải quyết những yêu cầu của nhân dân.

+ Chính trị: Thiết lập nền dân chủ cách mạng, trừng trị bọn phản cách mạng.

+ Kinh tế: Giải quyết những yếu cầu của nhân dân.

+ Quân sự: Ban bố lệnh tổng động viên.

- 27/7/1794 Tư sản phản cách mạng đảo chính. Cách mạng Pháp kết thúc.

4. Ý nghĩa lịch sử của cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII.

- Lật đổ chế độ phong kiến, đưa tư sản lên cầm quyền
- Mở đường cho CNTB phát triển.
- Vai trò to lớn của quần chúng nhân dân.