Lịch sử lớp 8 - Bài 12: Nhật Bản giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

Lịch sử lớp 8 - Bài 12: Nhật Bản giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

I.  Cuộc Duy tân Minh Trị.

a. Hoàn cảnh.

- Chủ nghĩa Tư bản phương Tây nhòm ngó.

- Chế độ phong kiến mục nát, khủng hoảng.

b. Thời gian.

- 1/1868 cải cách Minh Trị được tiến hành.

c. Nội dung.

- Kinh tế: Xóa bỏ sự ràng buộc của Chế độ phong kiến, mở đường cho Chủ nghĩa tư bản phát triển.

- Chính trị – xã hội: Cải cách chế độ nông nô đưa quý tộc Tư sản hóa lên nắm quyền.

- Giáo dục: Chú trong KHKT, tiếp thu thành tựu của phương Tây.

 - Quân sự: Chế độ nghĩa vụ thay thế cho chế độ trưng binh.

d. Kết quả: Từ một nước Phong kiến trở thành Chủ nghĩa tư bản phát triển.

e. Tính chất: Đây là cuộc cách mạng Tư sản. (Vì chấm dứt chế độ phong kiến thiết lập chính quyền của quý tộc tư sản).

 II. Nhật Bản chuyển sang Chủ nghĩa đế quốc.

 a. Điều kiện.

- Chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh sau cải cách Minh Trị 1868.

- Cuối thế kỉ XIX đẩy mạnh xâm lược vơ vét, lấy tiền bồi thường chiến tranh Trung – Nhật; Nga – Nhật.

- Một số công ty độc quyền ra đời.

=> Nhật bản chuyển sang Chủ nghĩa đế quốc.

b. Đối nội và đối ngoại.

- Đối nội: Hạn chế quyền tự do dân chủ, đàn áp phong trào nhân dân.

- Đối ngoại: Tiến hành xâm lược.

* Mệnh danh là chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến.

III. Cuộc đấu tranh của nhân dân lao động Nhật Bản.

Chủ nghĩa tư bản phát triển, nhân dân lao động Nhật Bản càng bị áp bức bóc lột nặng nề. Công nhân Nhật phải làm việc mỗi ngày từ 12 đến 14 giờ trong những điều kiện rất tồi tệ, có hại cho sức khỏe mà tiền lương lại thấp hơn ở các nước Âu. Mĩ rất nhiều.

Bị bóc lột quá nặng nề, phong trào công nhân Nhật Bản đã có những bước tiến đầu tiên trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản. Một số nghiệp đoàn ra đời. Đảng Xã hội dân chủ Nhật Bản thành lập năm 1901, dưới sự lãnh đạo của Ca-tai-a-ma Xen.

Ca-tai-a-ma Xen xuất thân trong một gia đình nghèo ; năm 23 tuổi làm công nhân ở Tô-ki-ô. ông tham gia hoạt động trong phong trào công nhân. Năm 1898. ông đã lãnh đạo công nhân đường sắt bãi công thắng lợi sau hàng tháng đấu tranh.

Từ năm 1906, dưới ảnh hưởng của Cách mạng Nga 1905, phong trào công nhân ở Nhật Bản phát triển mạnh hơn. Phong trào đấu tranh chống tô thuế và nạn đắt đỏ của nông dân và các tầng lớp lao động khác cũng được đẩy mạnh.

Trong năm 1907, có 57 cuộc bãi công. Ớ xưởng đúc vũ khí Ô-xa-ea, hàng vạn công nhân tham gia đấu tranh. Cuộc đấu tranh còn phát triển vào những năm sau đó (năm 1912 có 46 cuộc bãi công, đến năm 1917 tăng lên 398).