Lịch sử lớp 8 - Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên

Lịch sử lớp 8 - Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên

I. Sự biến đổi về kinh tế, xã hội Tây Âu trong các thế kỉ XV – XVII. Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI.

1. Một nền sản xuất mới ra đời.

* Kinh tế:

 - Thế kỉ XV, ở Tây Âu xuất hiện các xưởng sản xuất có thuê mướn nhân công.

- Nhiều thành thị trở thành trung tâm sản xuất và buôn bán.

* Xã hội: Hình thành hai giai cấp mới: Tư sản và vô sản.

- Mâu thuẫn mới giữa chế độ phong kiến với giai cấp tư sản và các tầng lớp nhân dân ngày càng gay gắt, đây chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cách mạng sẽ nổ ra

2. Cuộc cách mạng tư sản đầu tiên.

* Nguyên nhân:

- Phong kiến Tây Ban Nha kìm hãm sự phát triển của CNTB ở Nê-đéc-lan.

  Diễn biến:
+ Tháng 8/1566, nhân dân nhiều nơi ở miền Bắc Nê-đec-lan khởi nghĩa.

+  Tháng 4/1572 quân khởi nghĩa làm chủ được miền Bắc Nê-đec-lan.

+ Tháng 7/1581 Hà Lan thành lập.

+ 1648 nền độc lập của Hà Lan mới chính thức được công nhận

* Kết quả:

- 1648 Hà Lan được giải phóng, tạo điều kiện cho CNTB phát triển.

* Ý nghĩa:

+ Tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư

bản phát triển. 

+ Là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới được diễn ra dưới hình thức một cuộc chiến trang giải phóng dân tộc, mở đầu thời kỳ lịch sử thế giới cận đại

II. Cách mạng tư sản Anh giữa thế kỉ XVII.

1.  Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Anh.

 Nguyên nhân:

- Kinh tế TBCN ở Anh phát triển mạnh. Nhiều trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính ra đời.

- Ở nông thôn, nhiều quý tộc Phong kiến chuyển sang kinh doanh theo con đường tư bản. Họ trở thành tầng lớp quý tộc mới.

- Mâu thuẫn xã hội gay gắt, bùng nổ cuộc cách mạng.

- Những quý tộc phong kiến đã tư sản hoá, kinh doanh theo lối tư bản như thuê công nhân nông nghiệp, mở công xưởng...  

-  Quý tộc phong kiến phản động Mâu thuẫn với quý tộc mới, tư sản, nông dân và các tầng lớp lao động thành thị khác

 2.  Tiến trình cách mạng.

* Giai đoạn 1 (1642- 1648)

- 1640, Quốc hội thắng thế, vua Sác lơ I chay trốn.

- Tháng 8- 1642, nội chiến bùng nổ, quân Quốc hội đánh bại quân nhà vua.

* Giai đoạn 2 (1649- 1688)

- Ngày 30- 1- 1649 Sác –lơ I bị xử tử.

- Tháng 12- 1688 vua Giêm II bị phế truất, chế độ quân chủ lập hiến ra đời.

 3. Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Anh giữa thế kỷ XVII.

* Tính chất: Là cuộc cách mạng không triệt để (Chỉ đáp ứng quyền lợi của Tư sản  và Quý tộc mới).

* Ý nghĩa: Mở đường cho CNTB chiến thắng chế độ phong kiến.

- Hạn chế: quyền lợi của đại bộ phận nông dân không được đáp ứng.


 

III. Chiến tranh giành  độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.

1. Tình hình các thuộc địa, nguyên nhân của chiến tranh.  

- Vị trí: Nằm ven bờ Đại Tây Dương.

- Tiềm năng: Dồi dào.

- Đầu TK XVII Anh thành lập 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ, kinh tế phát triển theo hướng TBCN.- Nền kinh tế thuộc địa của CNTB phát triển nhanh chóng nhưng bị tục dân Anh kìm hãm bằng những chính sách vô lí (Thuế, độc quyền buôn bán…)
* Nguyên nhân: Mâu thuẩn giữa nhân dân thuộc địa với thực dân Anh gay gắt, cách mậng bùng nổ.

2. Diễn biến cuộc chiến tranh.

- 12-1773, nhân dân cảng Boxtơn tấn công ba tàu chở chè phản đối chế độ thuế của Thực dân Anh.

- 9-10/1774 Hội nghị Phi la đen phi a: Yêu cầu vua Anh xóa bỏ các luật cấm vô lý.

- 4/1775 chiến tranh bùng nổ, quân thuộc địa dưới sự lãnh đạo của Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn giành được nhiều thắng lợi.

- 4/7/1776 Tuyên ngôn độc lập ra đời, xác định quyền con người và quyền độc lập của các thuộc địa.
- 17/10/1777 quân khởi nghĩa thắng lớn ở Xa-ra-tô-ga.
- 1783, Anh kí Hiệp ước Véc-xai, công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa.

3. Kết quả và ý nghĩa của cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ.

- Kết quả: Anh thừa nhận nền độc lập của các thuộc địa ở Bắc Mĩ, một quốc gia tư sản mới gia đời -  Hợp chúng quốc châu Mĩ.

- Ý nghĩa:

+ Giải phóng nhân dân Bắc Mĩ khỏi ách đô hộ của thực dân Anh, làm cho nền kinh tế tư bản Mĩ phát triển.

+ Ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh giành độc lập ở nhiều nước về sau.