Bài 1: Mệnh đề

Bài 1: Mệnh đề

Bài 1: MỆNH ĐỀ

I. Mệnh đề. Mệnh đề chứa biến.

1/ Mệnh đề:

+ Mỗi mệnh đề phải hoặc đúng  hoặc sai

+  Một mệnh đề không thể vừa đúng hoặc sai .

Ví dụ: Cai Lậy là một huyện của Tiền Giang

2/ Mệnh đề chứa biến:

Mệnh đề chứa biến là một câu chứa biến ,chỉ là mệnh đề tùy thuộc vào giá trị của biến

Ví dụ 3: Xét các mệnh đề sau

a/ “n chia hết cho 3”

b/ “2+n=5”

Nhận xét: Các kiểu mệnh đề a/ và b/ được gọi là những mệnh đề chứa

II. Phủ định của một mệnh đề.

-          Kí hiệu mệnh đề phủ định của mệnh đề P là, ta có:

+ đúng khi P sai

+  sai khi P đúng

Ví dụ:

Cho mệnh đề P: “π là một số hữu tỷ”. Ta có: P¯: “π không là một số hữu tỷ”.

Cho mệnh đề Q: “Tổng hai cạnh của một tam giác lớn hơn cạnh thứ ba”.

Ta có:Q¯: “Tổng hai cạnh của một tam giác không lớn hơn cạnh thứ ba”.

III. Mệnh đề kéo theo.

-          Cho 2 mệnh đề P và Q. Mệnh đề “Nếu P thì Q” được gọi là mệnh đề kéo theo, và kí hiệu P Þ Q.

-          Mệnh đề P Þ Q chỉ sai khi P đúng và Q sai.

Các định lí toán học là những mệnh đề đúng và thường có dạng P Þ Q. Khi đó, ta nói:

+ P là giả thiết, Q là kết luận.

+ P là điều kiện đủ để có Q.

+ Q là điều kiện cần để có P.

Ví dụ:

Cho mệnh đề: “Nếu tam giác ABC có hai góc bằng 60thì ABC là một tam giác đều”.

Gỉa thiết: Tam giác ABC có hai góc bằng 600.

Kết luận: ABC là một tam giác đều.

IV. Mệnh đề đảo. Hai mệnh đề tương đương.