Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc

Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc

Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc

I/ Tiểu dẫn.

- Phạm Văn Đồng (1906 – 2000), quê xã Đức Tân, huyện Đức Mộ, tỉnh Quảng Ngãi.

- PVĐ đã từng tham gia hoạt động cách mạng từ rất sớm, từng bị địch bắt bị tù đày, từng giữ  những chức vụ quan trong về Đảng cũng như về chính quyền….

- PVĐ, bên cạnh tư  cách là nhà hoạt động chính trị, ông còn là một nhà giáo dục tâm huyết và một nhà lí luận văn hoá văn nghệ lớn, có những đóng góp to lớn về lĩnh vực văn hoá nghệ thuật góp phần vào sự phát triển của nền văn học nước nhà.

- Bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sáng trong văn nghệ của dân tộc được viết nhân kỉ niêm 75 năm ngày mất của  NĐC  ngày 3/7/1963 (3/7/1888).

- Từ đầu những năm 60 của TK XX, Mĩ bắt đầu can thiệp sâu hơn vào Việt Nam. Trước tình hình đó hàng loạt các phong trào đấu tranh chống Mĩ của nhân dân nổi lên, tiêu biểu là Đồng Khởi Bên Tre. Năm 1963 tình hình miền Nam có những biến động lớn. Mĩ thay đổi chiến thuật từ chiến tranh Đặc Biệt sang chiến tranh Cục Bộ và đưa 16.000 quân vào miền Nam, phong trào đấu tranh rầm rộ của học sinh, sinh viên ở thành thị kết hợp với nông dân các vùng lân cận; Một số nhà sư tự thiêu để phản đối Mĩ…Đó là hoàn cảnh lịch sử cụ thể để Phạm Văn Đồng  viết bài này.   

II/ Đọc – Hiểu:

 1. Tìm hiểu bố cục và hệ thống luận điểm của bài viết:

- Bài viết này ngoài phần mở đầu và kết luận thì tự  thân văn bản chia thành 3 phần chính:

+ Phần 1: Nói về con người và quan niệm văn chương của Nguyễn Đình Chiểu.

 + Phần 2: Nói về thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu sáng tác.

+ Phần 3: Nói về truyện thơ Lục Vân Tiên và sự đánh giá của tác giả về giá trị của tác phẩm này.

- Ba phần đó tương ứng với ba luận điểm cơ bản của bài viết:

+ Nguyễn Đình Chiểu- một nhà thơ yêu nước.

+ Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu- tấm gương phản chiếu phong trào kháng Pháp oanh liệt và bền bỉ của nhân dân Nam Bộ. làm sống lại trong tâm trí chúng ta phong trào kháng Pháp oanh liệt và bền bỉ của nhân dân Nam Bộ từ 1860 về sau, suốt hai mươi năm trời).

+ Lục Vân Tiên, tác phẩm lớn nhất của Nguyễn Đình Chiểu rất phổ biến trong dân gian, nhất là ở miền Nam.

- Ba luận điểm đó lại xoay quanh một nhận định bao trùm: “Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn càng thấy sáng. văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy”.

- Bài viết không kết cấu theo trật tự thời gian. Nguyễn Đình Chiểu viết truyện Lục Vân Tiên trước nhưng trong bài viết tác giả lại nói tới sau; Truyện Lục Vân Tiên được đánh giá là “một tác phẩm lớn”, nhưng phần viết về cuốn truyện thơ lại không kĩ càng bằng phần viết về thơ văn yêu nước chống ngoại xâm: Như vậy ta thấy trong bài nghị luận, mục đích nghị luận quyết định cách sắp xếp luận điểm và mức độ nặng nhẹ của từng luận điểm, việc viết để làm gì quyết định đến việc viết như thế nào.

2. Tìm hiểu chi tiết bài viết:

a. Phần mở bài:

    Tác giả đưa ra một cách nhìn, cách đánh giá khá đặc sắc và  mới mẻ về thơ văn Nguyễn Đình Chiểu:

+ “Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn càng thấy sáng. Văn thơ của NĐC cũng vậy”. Tác giả đã có những so sánh liên tưởng khá đặc sắc về thơ văn NĐC. Cách nhìn nhận và đánh giá này có ý nghĩa như một định hướng tìm hiểu thơ văn Nguyễn Đình Chiểu. Bởi thơ văn NĐC:  “Không óng mượt, nõn nà mà chân chất, phác thực, có chỗ tưởng như thô kệch. Nó không phải là vẻ đẹp của cây lúa xanh uốn mình trong gió nhẹ. Nó đẹp vẻ đẹp của đống thóc mẩy vàng. Nó không phải là quả vải thiều Hải Dương ai ăn cũng thấy ngon miệng. Nó là trái sầu riêng Nam Bộ, với một số người không dễ gì quen, nhưng chính là “bậc vương giả” trong thế giới trái cây ở đây” (SGK 11 - trang 27 - NXB GD - 2000). Cho nên có thể còn một số hạn chế về hình thức nghệ thuật mà có người đã đánh giá thấp thơ văn NĐC.

+ Có người chỉ biết NĐC tác giả của Lục Vân Tiên nhưng hiểu về Lục Vân Tiên cũng khá thiên lệch, còn ít biết về thơ văn yêu nước của NĐC .

 Như vậy: Từ những nội dung trên ta xác định được ngay câu mở đầu: Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ lớn của nước ta, đáng lẽ phải sáng tỏ hơn nữa trong bầu trời văn nghệ của dân tộc nhất là trong lúc này  là luận điểm quan trọng của phần mở bài: Phạm Văn Đồng đã đặt vấn đề bằng cách chỉ ra định hướng tìm hiểu thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, vừa phê phán một số cái nhìn thiên lệch, vừa khẳng định giá trị thơ văn yêu nước của nhà thơ chân chính NĐC. Đây là cách vào đề vừa mới mẻ, đặc sắc vừa thể hiện phương pháp khoa học của PVĐ.

b. Phần thân bài:

* Luận điểm 1: Nguyễn Đình Chiểu- một nhà thơ yêu nước.  “ Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước mà tác phẩm là những trang bất hủ ca ngợi cuộc chiến đấu oanh liệt của nhân dân ta chống bọn xâm lược phương Tây ngay buổi đầu chúng đặt chân lên đất nước chúng ta.

- Tác giả đã nêu khái quát vài nét về cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu: là nhà nho, sinh trưởng ở đất Đồng Nai hào phóng, bị mù hai mắt, hoạt động yêu nước chủ yếu là thơ văn…Tuy thế nhưng đích chính của tác giả không phải là viết lại tiểu sử  Nguyễn Đình Chiểu mà ông muốn nhấn mạnh tới khí tiết :

+ Đất nước và cảnh ngộ riêng càng long đong thì khí tiết càng cao.

Sự đời thà khuất đôi tròng thịt

Lòng đạo xin tròn một tấm gương!

Tới quan niệm của ông về sáng tác văn chương:

+ Quan niệm về văn chương:

- Học theo ngòi bút chí công

Trong thi cho ngụ tấm lòng Xuân thu!

- Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm

đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.

  Thái độ của ông:

+ Khinh miệt những kẻ lợi dụng văn chương:

Thấy nay cũng nhóm văn chương

Vóc dê da cọp khôn lường thực hư!

Nhận Xét:

- Với một luận điểm đưa ra có tính khái quát, những luận cứ  có sự kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng, tác giả đã làm cho người đọc hiểu rõ hơn Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ yêu nước. Đồng thời cũng cho người đọc thấy rõ hơn  quan niệm của NĐC  về văn chương, văn chương thống nhất với quan niệm về lẽ làm người, “văn tức là người”, văn thơ phải là vũ khí chiến đấu. Cuộc đời NĐC là tấm gương sáng chói về tinh thần yêu nước cháy bỏng và căm thù giặc sâu sắc.

- Quan điểm thơ văn của ông đáng kính trọng ở chỗ ông dùng nó làm vũ khí chiến đấu chống kẻ thù xâm lược và bọn tay sai, ca ngợi chính nghĩa.

* Luận điểm 2: Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu- tấm gương phản chiếu phong trào kháng Pháp oanh liệt và bền bỉ của nhân dân Nam Bộ. ( Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu làm sống lại trong tâm trí chúng ta phong trào kháng Pháp oanh liệt và bền bỉ của nhân dân Nam Bộ từ 1860 về sau, suốt hai mươi năm trời).

- Để chứng tỏ thơ văn NĐC phải sáng hơn nữa “trong lúc này”, Phạm Văn Đồng đã làm sáng tỏ hoàn cảnh lịch sử lúc đó, lich sử cuả một thời Khổ nhục nhưng vĩ đại. Thơ văn Đồ Chiểu ra đời trên cái nền lịch sử ấy.

- Một nhà văn thực sự lớn khi tác phẩm của họ phản ánh một cách trung thành những đặc điểm bản chất của một giai đoạn lịch sử trọng đại đối với đời sống của đất nước, nhân dân. Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu đã “làm sống lại phong trào kháng Pháp bền bỉ và oanh liệt của nhân dân Nam Bộ từ 1860 về sau”. Vì vậy Nguyễn Đình Chiểu xứng đáng là “ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc”.

- Những sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu chính là tấm gương phản chiếu “một thời khổ nhục nhưng vĩ đại”. Một thời đại như thế tất yếu phải là lời ngợi ca những nghĩa sĩ dũng cảm, đồng thời cũng than khóc cho những anh hùng thất thế đã hi sinh vì nước vì dân. Vì vậy, thơ văn NĐC phần lớn là những bài văn tế.

- Văn chương không chỉ phản ánh hiện thực mà nó còn cổ vũ, động viên, khích lệ con người tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh của thời đại. Văn tế chính là một tác phẩm như thế. Nó đã cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào đấu tranh chống Pháp, bởi lẽ nó đã làm cho mọi người rung động trước những hình tượng  người ngghĩa sĩ “sống cũng đánh giặc, thác cũng đánh giặc” giữ trọn khí tiết cho dù chiến bại.

- Tác giả đã so sánh bài Văn tế với Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi nhằm khẳng định giá trị to lớn của bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Nó đã ghi lại một giai đoạn bi hùng trong lịch sử chống giặc ngoạị xâm của dân tộc. Hơn nữa bản chất văn chương là sáng tạo, văn chương đóng góp cho cuộc đời bằng những cái độc đáo, chưa từng thấy ở các tác phẩm trước đó, hay cùng thời ấy. Đó là lí do khiến tác giả Phạm Văn Đồng nói nhiều tới bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc một cách hào hứng nhất, nhiều nhất. Bởi ở bài văn tế này lần đầu tiên trong lịch sử văn học, Nguyễn Đình Chiểu đã dựng lên bức tượng đài về người anh hùng nông dân – nghĩa sĩ, những người mà: “sống cũng đánh giặc, thác cũng đánh giặc…muôn kiếp nguyện được trả thù kia”.

- Tác giả đã khẳng định thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu được viết ra từ một bầu nhiệt huyết cháy bỏng của nhà thơ: “Ngòi bút, nghĩa là tâm hồn trung nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu”, văn tức là người.

- Không chỉ có những bài văn tế mà thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu còn có những viên ngọc tuyệt bích.

- Phong trào kháng Pháp bấy giờ còn làm nảy nở nhiều nhà văn nhà thơ nổi tiếng… Khẳng định NĐC là lá cờ đầu, là ngôi sao sáng nhất trong bầu trời văn nghệ lúc đó và cả trong lúc này.

Nhận xét: 

- Từ mối tương đồng về lịch sử xưa – nay tác giả đã đã khẳng định thơ văn yêu nước của NĐC càng có giá trị, càng sáng hơn trong thời đại ngày nay.

- Nghệ thuật lập luân: sử dụng nhiều thao tác khác nhau làm sáng tỏ luận điểm chính.

- Với một trí tuệ sáng suốt, một tình cảm nồng hậu vừa cảm phục vừa ngợi ca, với những lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục tác giả đã làm cho người đọc nhận thấy vẻ đẹp đáng kính trọng không chỉ về con người mà còn cả thơ về thơ văn Nguyễn Đình Chiểu: ông luôn dùng thơ văn làm vũ khí chiến đấu chống bọn xâm lược, ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức ở đời.

- Tác giả đã tỏ ra thông cảm và thấu hiểu một con người đang sống hết mình trong công cuộc chống Pháp oanh liệt thủa đầu; đồng thời thấu hiểu hơn giá trị thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu, những giá trị mà khiến cho ngôi sao NĐC càng nhìn càng thấy sáng.

* Luận điểm 3: Lục Vân Tiên, tác phẩm lớn nhất của Nguyễn Đình Chiểu rất phổ biến trong dân gian, nhất là ở miền Nam.

- Tác phẩm là “một bản trường ca ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức đáng quý trọng ở đời, ca ngợi những người trung nghĩa”. (Lục Vân Tiên, Hớn Minh, Vương tử Trực, Kiều Nguyệt Nga…là những người đáng yêu, trọng nghĩa khinh tài…Họ đấu tranh bảo vệ công lí chính nghĩa). Đó là vấn đề mà chúng ta phải hiểu đúng để có thể thấy hết giá trị của tác phẩm lớn nhất của Nguyễn Đình Chiểu này.

- Những đạo nghĩa được đề cao trong Lục Vân Tiên gần với đạo lí nhân dân.

- Nhân vật mang những đặc trung Nam Bộ rất sống động gần gũi.

- Vấn đề luân lí đạo đức mà nguyễn Đình Chiểu đưa ra , ở thời chúng ta có phần đã lỗi thời; Lời văn của Lục Vân Tiên có chỗ còn thô mộc “không hay lắm”. Sự thừa nhận này cho thấy tính trung thực của tác giả bài viết, không vì ngợi ca mà không giám chỉ ra những chỗ hạn chế của Nguyễn Đình Chiểu. Tác giả cũng chỉ ra những giá trị đích thực của truyện Lục Vân Tiên: nội dung tư tưởng gần gũi với nhận dân; lối kể truyện nôm na dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thuộc “có thể truyền bá trong dân gian”.

- Tác giả đẫ bác bỏ những ý kiến chưa đúng về tác phẩm Lục Vân Tiên. (do mù loà phải đọc cho người khác chép không có điều kiện chỉnh sửa).

Nhận xét:

- Cách lập luận  đặc sắc: Nêu những hạn chế trước sau đó mới khẳng định nâng cao. Đây là cách lập luận theo theo lối đòn bẩy.

- Để đánh giá tác phẩm lớn Lục Vân Tiên, tác giả đã đặt nó trong mối quan hệ với đời sống của nhân dân. Tác phẩm được đông đảo nhân dân yêu mến chứng tỏ nó đã có những thành công lớn về mặt nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật và đó. Chứng tỏ tác phẩm Lục Vân Tiên của nguyễn Đình Chiểu là một tác phẩm lớn.

c. Phần kết bài:

- Luận điểmĐời sống và sự nghiệp của NĐC là một tấm gương sáng, nêu cao địa vị và tác dụng của van học, nghệ thuật, nêu cao sứ mạng của người chiến sĩ trên mặt trận văn hoá tư tưởng.

+ Khẳng định vai trò của người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng.

+ Vai trò to lớn của văn học đối với đời sống.

+ Tưởng nhớ đến một con người, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc.