Lịch sử lớp 7 - Ôn tập chương V

Lịch sử lớp 7 - Ôn tập chương V

Câu 1:Tình hình chính trị nước ta thế kỷ XVI như thế nào ?

* Triều đình nhà Lê.

- Nguyên nhân: Vua quan không lo việc nước,chỉ hưởng lạc xa xỉ,xây dựng cung điện tốn kém.

- Hậu quả:+ Triều đình rối loạn nội bộ chia bè kéo cánh tranh giành quyền lực.

                 + Đời sống nhân dân vô cùng khổ cực.

                  -> Nhận xet: kém về năng lực và nhân cách đẩy chính quyền và đất nước vào thế tự suy vong.

Câu 2: Sự hình thành Nam – Bắc triều, Nguyên nhân, Diễn biến, Kết quả, Hậu quả của chiến tranh Nam – Bắc triều?

a. Sự hình thành Nam – Bắc triều:

- Năm 1527 Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, lập ra nhà Mạc  -> Bắc triều.

- Năm 1533 Nguyễn Kim vào Thanh Hóa lập một người dòng dõi nhà Lê lên làm vua -> Nam triều.

b. Nguyên nhân: Bắc triều >< Nam triều

c. Diễn biến: Diễn ra hơn 50 năm.

d. Kết quả: Năm 1592Nam triều chiếm được Thăng Long, họ Mạc chạy lên Cao Bằng, chiến tranh chấm dứt.

- Hậu quả:

+ Gây tổn thất lớn về người và của.

+ Hàng vạn người phải đi phu , đi lính.

+ Chính quyền không chăm lo phát triển sản xuất -> đời sống nhân dân cực khổ.

+ Nhân dân phải phiêu tán khắp nơi.

Câu 3: Sự hình thành Thế lực họ Nguyễn. Nguyên nhân, diễn biến, kết quả, hậu quả của chiến tranh Đàng trong – Đàng ngoài?

a. Hình thành thế lực họ Nguyễn

- Năm1545 Nguyễn Kim chết con rể là Trịnh Kiểmlên nắm binh quyền, con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng được cử vào trấn thủ Thuận Hoá,Quảng Nam.

-> Thế lực họ Nguyễn ở đàng Trong được hình thành

- Nguyên nhân: họ Trịnh >< họ Nguyễn

b.Diễn biến: Từ năm 1627 -> 1672 họTrịnh và họ Nguyễn đã đánh nhau 7 lần không phân thắng bại.

c. Kết quả:Lấy sông Giang làm ranh giới phân chia đất nước Đàng trong - Đàng ngoài.

d.Hậu quả:

- Đất nước chia cắt Đàng trong – Đàng ngoài      

- Gây trở ngại cho giao lưu kinh tế - văn hóa đất nước không phát triển được.

- Cư dân ở 2 bên bờ sông Gianh phải chuyển đi nơi khác.

- Dải đất từ Nghệ An -> Quảng Bình là chiến trường khốc liệt.

- Tính chất: cuộc chiến tranh này phi nghĩa

Câu 4: Trình bày tình hình nông nghiệp Đàng Ngoài  thế kỷ XVI - XVIII?

-  Nông nghiệp: bị tàn phá nghiêm trọng

+  N.nhân:

- Những cuộc xung đột giữa các tập đoàn PK kéo dài.

- Chính quyền Lê - Trịnh ít quan tâm đến: phát triển sản xuất,làm thuỷ lợi và tổ chức khai hoang.

- Ruộng đất công bị cường hào đem cầm bán.

- Chế độ binh dịch nặng nề,nạn tham ô hoành hành, quan lại hà khắc, bạo ngược, đua nhau ăn chơi xa xỉ..

+ Hậu quả: Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa đói kém xảy ra dồn dập, nông dân bỏ làng phiêu tán khắp nơi.

=> Kinh tế nông nghiệp giảm sút ,đời sống nông dân đói khổ.

Câu 5: Trình bày tình hình nông nghiệp Đàng Trong thế kỷ XVI - XVIII?

- Khai thác vùng Thuận-  Quảng đế củng cố cát cứ.

- Chính sách:

+ Tổ chức di dân khai hoang,cấp nông cụ,lương ăn,lập thành làng ấp.

+ Triệu tập dân lưu vong khuyến khích họ trở về quê cũ làm ăn.

+ Tha tô thuế, binh dịch 3 năm.

- Kết quả: Năm 1776 số dân đinh tăng 126.857 suất, số ruộng tăng 265.507 mẫu.

- Năm 1698 đặt phủ Gia Định mở rộng xuống vùng đất Mỹ Tho, Hà Tiên, lập thôn xóm mới ở ĐB Sông Cửu Long.

 => Nông nghiệp phát triển,đời sống nông dân ổn định.

- Xã hội: Hình thành tầng lớp địa chủ lớn, chiếm đoạt nhiều ruộng đất.

Câu 6: Sự phát triển các nghề thủ công và buôn bán ở nước ta thế kỷ XVI – XVIII như thế nào ?

* Thủ công nghiệp :  

+ Thủ công nghiệp nhà nước: ( đóng thuyền, đúc đồng…)  rất phát triển.

+ Thủ công nghiệp nhân dân: làng thủ công: ( Dệt vải lụa,gốm,rèn sắt… ) rất phát triển

* Thương nghiệp:

- Trong nước: Xuất hiện nhiều chợ, phố xá, các đô thị. Ở Đàng Ngoài có Thăng Long, Phố Hiến, ở Đàng Trong có Thanh Hà, Hội An, Gia Định,...

- Buôn bán với nước ngoài: Nửa đầu thế kỉ XVII rất phát triển, nửa sau thế kỉ XVIII thì hạn chế.

Câu 7: Quang Trung có chính sách gì để phục hồi kinh tế, xây dựng văn hóa, dân tộc và quốc phòng, ngoại giao?

  1 / Phục hồi kinh tế, xây dựng văn hóa, dân tộc.

- Khó khăn: Kinh tế suy sụp, đồng ruộng bỏ hoang, làng xóm tiêu điều -> đời sống nhân dân khổ cực.

- Chủ trương: khôi phục kinh tế phát triển văn hóa – giáo dục.

a/ Kinh tế:

- Nông nghiệp: + Ban hành chiếu khuyến nông.

                          + Bãi bỏ hoặch giảm tô thuế.

-> Tác dụng: được mùa, đời sống nhân dân ấm no.

- Thương nghiệp: 

+ Giảm thuế.

+ Mở cửa ải thông thương chợ búa.

b/ Văn hóa – Giáo dục:

+ Ban chiếu lập học.

+ Đề cao chữ nôm.

+ Lập viện sùng chính.

=> Tác dụng: kinh tế được phục hồi, xã hội ổn định.

2/ Chính sách quốc phòng, ngoại giao.

- Khó khăn:

+ Phía Bắc:Lê Duy Chỉ lén lút hoạt động.

  + Phía Nam: Nguyễn Ánh cầu viện quân Pháp chiếm Gia Định

* Quốc phòng:

+ Xây dựng lực lượng quân đội mạnh (4 binh chủng).

* Ngoại giao:

+ Chính sách mềm dẻo, khéo léo, kiên quyết bảo vệ tổ quốc.

+ Tiêu diệt nội phản ( Lê Duy Chỉ ).

  + Tiến quân vào Gia Định tiêu diệt Nguyễn Anh và quân Pháp

=> 16/9/1792 Quang Trung qua đời.