Lịch sử lớp 7 - Bài 6: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á

Lịch sử lớp 7 - Bài 6: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á

1. Sự hình thành các  vương quốc cổ ở Đông Nam Á.

- Điều kiện tự nhiên: Chịu ảnh hưởng của gió mùa tạo nên 2 mùa tương đối rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.

  • Thuận lợi: Nông nghiệp phát triển.
  •  Khó khăn: có nhiều thiên tai.

- Sự hình thành các quốc gia cổ: Khoảng 10 Thế kỷ đầu sau Công nguyên hàng loạt các quốc gia nhỏ được hình thành và phát triển: Cham-pa, Phù Nam...

2. Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á

- Từ thế kỉ X – XIII thời kì thịnh vượng của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.

- In-đô-nê-xi-a:vương triều Mô-giô-pa-hit(1213- 1527)

- Cam-pu-chia thời kì Ăng-co (IX - XV).

- Lào : vương quốc Lạn-xang (XIV-XVII)

- Mi-an-ma: vương quốc Pa-gan (XI)

- Thái Lan: vương quốc Xu-Khô-Thay (XIII)

- Cham-pa (Lâm Ấp) (191).

3. Vương quốc Cam-pu-chia.

- Cư dân: dân cổ ĐNÁ và tộc người Khơme

a. Từ thế kỉ I - VI: nước Phù Nam.

b. Từ thế kỉ VI - thế kỷ IX: nước Chân Lạp (tiếp xúc với VH Ấn Độ, biết khắc chữ Phạn).

c. Từ thế kỉ IX - thế kỷ XV: thời kì Ăng-co.

  • Sản xuất nông nghiệp phát triển.
  • Mở rộng lãnh thổ bằng vũ lực.
  • Xây dựng các công trình kiến trúc độc đáo.

d. Từ thế kỉ  XV - 1863: suy yếu.

4. Vương quốc Lào:

- Cư dân:

  • Trước TK XIII: người Lào Thơng
  • Sau TK XIII: người Lào Lùm.

- Sự hình thành: Năm 1353 người lào đẫ thống nhất các bộ lạc lập ra nước Lạn xạng.

- TK  XV – XVII: thời kì thịnh vượng.

- Đối nội:

  • Chia đất nước thành các mường
  • Đặt quan cai trị.
  • Xâydựng quân đội do vua chỉ huy

- Đối ngoại: Quan hệ hoà hiếu với các nước láng giềng. Kiên quyết chống xâm lược.

- Thế kỉ XVIII – XIX: thời kì suy yếu.