Bài 4: Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức

Bài 4: Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức

Bài 4. DAO ĐỘNG TẮT DẦN – DAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC

I. Dao động tắt dần :                     

   1. Thế nào là dao động tắt dần :  Biên độ dao động giảm dần

   2. Giải thích : Do lực cản của không khí, lực ma sát và lực cản càng lớn thì sự tắt dần càng nhanh.

   3. Ứng dụng : Thiết bị đóng cửa tự động hay giảm xóc.

II. Dao động duy trì :

   Giữ biên độ dao động của con lắc không đổi mà không làm thay đổi chu kỳ dao động riêng bằng cách cung cấp cho hệ một phần năng lượng đúng bằng phần năng lượng tiêu hao do ma sát sau mỗi chu kỳ.

III. Dao động cưỡng bức :

   1. Thế nào là dao động cưỡng bức : Giữ biên độ dao động của con lắc không đổi bằng cách tác dụng vào hệ một ngoại lực cưỡng bức tuần hoàn

   2. Đặc điểm :

   -  Tần số dao động của hệ bằng tần số của lực cưỡng bức.

   - Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc biên độ lực cưỡng bức và độ chênh lệch giữa tần số của lực cưỡng bức và tần số riêng của hệ dao động.

IV. Hiện tượng cộng hưởng :

   1. Định nghĩa : Hiện tượng biên độ của dao động cưỡng bức tăng đến giá trị cực khi tần số f của lực cưỡng bức tiến đến bằng tần số riêng f0 của hệ dao động gọi là hiện tượng cộng hưởng.

   2. Tầm quan trọng của hiện tượng cộng hưởng :  Hiện tượng cộng hưởng không chỉ có hại mà còn có lợi

NC: Một con lắc lò xo dao động tắt dần với biên độ A, hệ số ma sát µ.

* Quãng đường vật đi được đến lúc dừng lại là:

\(S = \frac{{k{A^2}}}{{2\mu mg}} = \frac{{{\omega ^2}{A^2}}}{{2\mu g}}\)

* Độ giảm biên độ sau mỗi chu kỳ là: \(\Delta A = \frac{{4\mu mg}}{k} = \frac{{4\mu g}}{{{\omega ^2}}}\)

* Độ giảm biên độ sau nửa chu kỳ là: \[\]\[\Delta {A_1} = \frac{{2\mu mg}}{k}\]

 

* Số dao động thực hiện được: \(N = \frac{A}{{\Delta A}} = \frac{{Ak}}{{4\mu mg}} = \frac{{{\omega ^2}A}}{{4\mu g}}\)

* Thời gian vật dao động đến lúc dừng lại:

            \(\Delta t = N.T = \frac{{AkT}}{{4\mu mg}} = \frac{{\pi \omega A}}{{2\mu g}}\) (Nếu coi dao động tắt dần có tính tuần hoàn với chu kỳ \(T = \frac{{2\pi }}{\omega }\))