Bài 12: Đại cương về dòng điện xoay chiều

Bài 12: Đại cương về dòng điện xoay chiều

Bài 12. ĐẠI CƯƠNG VỀ DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU(AC)

(dòng 1 chiều là DC)

I. Khái niệm dòng điện xoay chiều :

   + Dòng điện có cường độ biến thiên tuần hoàn theo thời gian theo quy luật hàm sin hay cosin.

            \[i = {I_0}\cos (\omega t + {\phi _i})\] 

Trên đồ thị nếu i đang tăng thì \[\phi \] ở cung trên, nếu i đang giảm thì \[\phi \] ở cung dưới

   + Hiệu điện thế xoay chiều \[u = {U_0}\cos \left( {\omega t + {\phi _u}} \right)\]

   + Độ lệch pha giữa hiệu điện thế và cường độ dòng điện \[\phi  = {\phi _u} - {\phi _i}\]    

                    \[\phi  > 0 \to \] u sơm pha hơn i    

                   \[\phi  < 0 \to \]        u trễ pha hơn i

                   \[\phi  = 0 \to \]       u cùng pha với i.

   + Lưu ý: Trong một giây dòng điện xoay chiều đổi chiều 2f lần. * Nếu pha ban đầu ji = 0 hoặc ji = p thì chỉ giây đầu tiên đổi chiều 2f-1 lần.                                                                                

II. Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều :                         

   Từ thông qua cuộn dây : f = NBScoswt

   Suất điện động cảm ứng : e = NBSwsinwt

   Þ dòng điện xoay chiều : \[i = {I_0}\cos (\omega t + \phi )\]

III. Giá trị hiệu dụng :

   Cường độ hiệu dụng của dòng điện xoay chiều là đại lượng có giá trị của cường độ dòng điện không đổi sao cho khi đi qua cùng một điện trở R, thì công suất tiêu thụ trong R bởi dòng điện không đổi ấy bằng công suất trung bình tiêu thụ trong R bởi dòng điện xoay chiều nói trên.

            \[I = \frac{{{I_0}}}{{\sqrt 2 }}\]

   Tương tự : \[E = \frac{{{E_0}}}{{\sqrt 2 }}\] và \[U = \frac{{{U_0}}}{{\sqrt 2 }}\]