Bài 10: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921-1941)

Bài 10: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921-1941)

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

I. Chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế

1. Chính sách kinh tế mới

a. Bối cảnh

- Đất nước hòa bình

- Nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng.

- Tình hình chính trị không ổn định, các lực lượng phản cách mạng chống phá, gây bạo loạn.

b. Nội dung

- Trong nông nghiệp, thay thế chế độ trung thu lương thực thừa bằng thuế lương thực, (nộp bằng hiện vật). Sau khi nộp đủ thuế (quy định trước mùa gieo hạt), nông dân được toàn quyền sử dụng lương thực thừa.

- Trong công nghiệp, khôi phục công nghiệp nặng cho phép tư nhân thuê hoặc xây dựng những xí nghiệp dưới 20 công nhân, dưới sự kiểm soát của nhà nước, khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư kinh doanh ở Nga. Nhà nước nắm các ngành chủ chốt như công nghiệp, giao thông vận tải, ngân hàng, ngoại thương. Chấn chỉnh việc tổ chức, quản lý sản xuất. Thực hiện chế độ hoạch toán kinh tế, cải tiến chế độ tiền lương.

- Trong thương nghiệp và tiền tệ, tự do buôn bán, trao đổi, mở lại các chợ, khôi phục và đẩy mạnh mối liên hệ giữa thành thị và nông thôn. Phát hành đồng Rúp mới (1924).

c. Tác động

- Nền kinh tế phục hồi và phát triển nhanh chóng, sản xuất và lưu thông hàng hóa được đẩy mạnh.

- Xã hội ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện, Nhà nước vô sản được củng cố.

d. Ý nghĩa của Chính sách kinh tế mới

- Chính sách kinh tế mới là sự chuyển đổi kịp thời, sáng tạo từ nền kinh tế nhà nước nắm độc quyền sang nền kinh nhiều thành phần dưới sự kiểm soát của nhà nước. Với chính sách kinh tế mới, nhân dân Xô viết vượt qua được khó khăn to lớn về kinh tế, chính trị, hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế.

- Ngày nay, công cuộc cải cách đổi mới ở một số nước xã hội chủ nghĩa đã tiếp thu tinh thần cơ bản của Chính sách kinh tế mới để vận dụng vào thực tiễn của đất nước.

2. Sự thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết

a. Hoàn cảnh

- Khi đất nước Xô viết bắt đầu công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

- Giữa các dân tộc có sự chênh lệch về trình độ phát triển.

- Nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ an ninh quốc phòng đòi hỏi sự thống nhất chặt chẽ giữa các nước cộng hòa.

b. Tư tưởng chỉ đạo của Lênin

Bình đẳng về mọi mặt và quyền tự quyết của các dân tộc, sự giúp đỡ lẫn nhau và mục tiêu chung là xây dựng thành công Chủ nghĩa xã hội.

Tháng 12-1922, Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) thành lập gồm Nga, Ucraina, Bêlôrútxia và Ngoại Cápcadơ.

c. Ý nghĩa

- Việc thành lập, Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết là phù hợp với lợi ích chung của các dân tộc trong co cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, tăng cường tình đoàn kết và sự hợp tác giúp đỡ giữa các dân tộc, tạo điều kiện cho sự phát triển nhanh chóng của các nước cộng hòa.

- Đây là thành tựu cuối cùng được thực hiện dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Lênin.

II. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1925-1941)

1. Những kế hoạch 5 năm đầu tiên

- Công nghiệp hóa:

+ Sau khi hoàn thành khôi phục kinh tế, Liên Xô vẫn là nước nông nghiệp. Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, phải công nghiệp hóa.

+ Trọng tâm của công nghiệp hóa là phát triển công nghiệp nặng, muốn phát triển công nghiệp nặng đòi hỏi phải có vốn, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề. Trong hai năm đầu (1926-1927) Liên Xô đã giải quyết được các yêu cầu đó.

+ Công nghiệp hóa đòi hỏi phải có các kế hoạch dài hạn với những mục tiêu cụ thể. Đó là những kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế – xã hội.

- Thành tựu qua hai kế hoạch 5 năm:

+ Liên Xô từ một nước nông nghiệp trở thành một cường quốc công nghiệp.

+ Công nghiệp, năm 1937, sản lượng công nghiệp chiếm 77,4% tổng sản phẩm quốc dân.

+ Nông nghiệp, 93% số nông hộ với trên 90% diện tích canh tác vào nông trạng tập thể có quy mô sản xuất lớn và được cơ giới hóa.

+ Văn hóa - giáo dục, thanh toán nạn mù chữ, xây dựng hệ thống giáo dục thống nhất, hoàn thành giáo dục phổ cập tiểu học trong cả nước và thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở các thành phố.

+ Xã hội, các giai cấp bóc lột bị xóa bỏ, chỉ còn lại giai cấp lao động là công nhân và nông dân tập thể và tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa.

2. Quan hệ ngoại giao của Liên Xô

- Từng bước xác lập quan hệ ngoại giao với các nước láng giềng châu Á và châu Âu.

- Kiên trì và bền bỉ đấu tranh trong quan hệ quốc tế, từng bước phá vỡ chính sách bao vây, cô lập về kinh tế và ngoại giao của các nước đế quốc.

+ Từ năm 1922 đến năm 1925, Đức, Anh, Pháp, Italia, Nhật Bản công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô.

+ Đầu năm 1925 thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 20 quốc gia.

+ Năm 1933, Mĩ công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô.

- Khẳng định uy tín ngày càng cao của Liên Xô trên trường quốc tế.