ĐỀ THI THỬ THPT QG NĂM 2017 - MÔN LỊCH SỬ - TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ - HÀ TĨNH

ĐỀ THI THỬ THPT QG NĂM 2017 - MÔN LỊCH SỬ - TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ - HÀ TĨNH

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HÀ TĨNH

TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ

 

KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017

Bài thi: Khoa học xã hội, Môn: Lịch sử

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

 

Mã đề thi 101

 

       

Họ, tên thí sinh:..................................................................... Số báo danh: .............................

Câu 1: Theo thỏa thuận của các cường quốc tại Hội nghị Ianta (2-1945), ở châu Âu, quân đội Liên Xô chiếm đóng

A. miền Đông nước Đức, Đông Béclin và các nước Đông Âu.

B. miền Tây nước Đức, Tây Béclin và các nước Tây Âu.

C. các nước Đông Âu, Áo, Phần Lan.

D. các nước Tây Âu, Áo, Phần Lan.

Câu 2: Trong tổ chức Liên Hợp Quốc, cơ quan giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới là

A. Đại hội đồng.                                                  

B. Ban Thư kí.

C. Hội đồng Bảo an.                                           

D. Hội đồng Quản thác.

Câu 3: Trong những năm đầu sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga phải đối mặt với hai thách thức lớn là

A. sự tranh chấp giữa các đảng phái và những vụ xung đột sắc tộc.

B. khủng hoảng kinh tế và xung đột sắc tộc.

C. sự tranh chấp giữa các đảng phái và nạn khủng bố.

D. chiến tranh li khai và xung đột sắc tộc.

Câu 4: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, những sự kiện nào đã đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe trên thế giới?

A. Sự ra đời của NATO và Tổ chức Hiệp ước Vácsava.

B. Sự ra đời của "Kế hoạch Mácsan" và Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).

C. Sự ra đời của NATO và "Kế hoạch Mácsan".

D. Sự ra đời của Tổ chức Hiệp ước Vácsava và Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).

Câu 5: Tổng thống người da đen đầu tiên của Cộng hòa Nam Phi là

A. Phiđen Cátxtơrrô.   B. M. Ganđi.                 

C. Nenxơn Manđêla.   D. G. Nêru.

Câu 6: Khoảng 20 năm sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành trung tâm

A. kinh tế - chính trị lớn nhất thế giới.           

B. kinh tế - tài chính duy nhất của thế giới.

C. kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.           

D. kinh tế - tài chính lớn của thế giới.

Câu 7: Năm 1973, kinh tế Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản đều chịu tác động của

A. xu thế hòa hoãn Đông - Tây.

B. cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới.

C. cuộc chạy đua vũ trang giữa NATO và VÁCSAVA.

D. cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ (1954 - 1975).

Câu 8: Biểu hiện nào sau đây không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa?

A. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại giữa các quốc gia trên thế giới.

B. Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn trên toàn cầu.

C. Sự tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, tác động, phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước.

D. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.

Câu 9: Tổ chức chính trị nào dưới đây không do tiểu tư sản trí thức thành lập ở Việt Nam trong giai đoạn 1919 - 1925?

A. Đảng Lập hiến.                                               

B. Hội Phục Việt.

C. Đảng Thanh niên.                                           

D. Việt Nam nghĩa đoàn.

Câu 10: "Nhằm tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết, tranh đấu để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và tay sai để tự cứu lấy mình" là mục đích hoạt động của tổ chức cách mạng nào ở nước ta từ năm 1925 đến năm 1930?

A. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.        

B. An Nam Cộng sản đảng.

C. Việt Nam Quốc dân đảng.                             

D. Đông Dương Cộng sản đảng.

Câu 11: Luận cương chính trị (10/1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương xác định động lực của cách mạng là giai cấp

A. tiểu tư sản trí thức và nông dân.                  

B. tư sản dân tộc và công nhân.

C. tiểu tư sản trí thức và công nhân.                

D. công nhân và nông dân.

Câu 12: Tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng (1927) được thành lập trên cơ sở hạt nhân đầu tiên là

A. Nam Đồng thư xã.  B. Cường học thư xã. 

C. Tâm Tâm xã.            D. Quan hải tùng thư.

Câu 13: Sắp xếp các sự kiện dưới đây theo trình tự thời gian.

(1) Bản Tạm ước.

(2) Hiệp định Sơ bộ.

(3) Hiệp ước Hoa Pháp.

A. (1), (3), (2).               B. (3), (2), (1).               

C. (2),(3), (1).                D. (1),(2), (3).

Câu 14: Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, những thế lực ngoại xâm nào có mặt ở Việt Nam từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam?

A. Phát xít Nhật, Trung Hoa Dân quốc.           

B. Phát xít Nhật, đế quốc Mĩ.

C. Thực dân Pháp, Đế quốc Anh, phát xít Nhật.      

D. Đế quốc Anh, phát xít Nhật.

Câu 15: Ngay sau khi Nhật đảo chính Pháp, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị nào?

A. Nhật - Pháp bắn nhau và nhân dân ta hành động.

B. Nhanh chóng đánh đuổi phát xít Nhật.

C. Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta.

D. Nhật - Pháp bắn nhau và chúng ta chờ thời cơ.

Câu 16: "Giam chân địch trong thành phố một thời gian dài để hậu phương kịp thời huy động lực lượng kháng chiến, di chuyển kho tàng, công xưởng về chiến khu, bảo vệ Trung ương Đảng, Chính phủ về căn cứ lãnh đạo kháng chiến" là nhiệm vụ của

A. quân và dân Nam bộ từ 23/9/1945 đến 6/3/1946.

B. quân và dân Hà Nội từ 23/9/1945 đến 19/12/1946.

C. quân và dân Hà Nội từ 19/12/1946 đến 17/2/1947.

D. quân và dân cả nước từ 19/12/1946 đến 17/2/1947.

Câu 17: Thắng lợi quân sự mở đầu trong cuộc chiến đấu chống chiến lược "chiến tranh đặc biệt" của quân dân ta ở miền Nam là

A. chiến thắng Ấp Bắc (1963).                         

B. chiến thắng Bình Giã (1964).

C. chiến thắng Vạn Tường (1965).                  

D. chiến thắng An Lão (1965).

Câu 18: Hai căn cứ địa đầu tiên của cách mạng nước ta là

A. Việt Bắc và Bắc Sơn - Võ Nhai.                   

B. Bắc Sơn - Võ Nhai và Cao Bằng.

C. Cao Bằng và Tân Trào.                                  

D. Hà Nội và Việt Bắc.

Câu 19: Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5 - 1941) đã chỉ rõ sẽ thành lập

A. Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

B. chính quyền Xô viết công nông binh.

C. Chính phủ Liên Hiệp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

D. Chính phủ công nông và trí thức của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Câu 20: Một trong những biện pháp cấp thời để giải quyết nạn đói ở Việt Nam sau ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công là Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi nhân dân cả nước

A. lập "Hũ gạo cứu đói".                                    

B. thực hiện tăng gia sản xuất.

C. tổ chức "Ngày đồng tâm".                             

D. "nhường cơm sẻ áo".

Câu 21: Nội dung nào sau đây không phải là phương châm của công cuộc cải cách giáo dục phổ thông ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong những năm 1950 - 1953?

A. phục vụ kháng chiến.                                    

B. phục vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

C. phục vụ dân sinh.                                           

D. phục vụ sản xuất.

Câu 22: Trong phong trào cách mạng 1930 - 1931, chính quyền cách mạng ở Nghệ Tĩnh được gọi là "Xô viết" vì

A. chính quyền được tổ chức theo hình thức Xô viết (Nga).

B. chính quyền được tổ chức theo hình thức nhà nước kiểu mới.

C. đây là chính quyền của dân do dân và vì dân.

D. đây là chính quyền đầu tiên của giai cấp công nông.

Câu 23: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9-1960) xác định cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam có vai trò như thế nào đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam?

A. Quyết định nhất.                                            

B. Quyết định trực tiếp.

C. Trực tiếp đánh Mĩ.                                          

D. Tiền tuyến.

Câu 24: Xu thế chủ đạo của tình hình thế giới sau chiến tranh lạnh là

A. đối đầu Đông - Tây.                                        B. toàn cầu hóa.

C. hòa bình và ổn định.                                       D. nội chiến và xung đột.

Câu 25: Đến cuối thập kỉ 90 của thế kỉ XX, EU đã trở thành tổ chức liên kết

A. chính trị - quân sự lớn nhất hành tinh.

B. chính trị - kinh tế lớn nhất hành tinh.

C. kinh tế - tài chính - quân sự lớn nhất hành tinh.

D. kinh tế - tài chính lớn nhất hành tinh.

Câu 26: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng Việt Nam là

A. công nhân.               B. nông dân.                 

C. tiểu tư sản.                D. tư sản dân tộc.

Câu 27: Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp ra mặt trận để chỉ đạo và động viên bộ đội chiến đấu trong chiến dịch nào?

A. chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947.           

B. chiến dịch Biên giới 1950.

C. chiến dịch Thượng Lào 1-1954.                  

D. chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.

Câu 28: Đại hội (Hội nghị) nào của Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định tách Đảng Cộng sản Đông Dương để thành lập ở mỗi nước Việt Nam, Lào, Campuchia một Đảng Mác - Lênin riêng?

A. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930).

B. Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương (3-1935).

C. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5-1941).

D. Đại hội đại biểu lần thứ hai của Đảng Cộng sản Đông Dương (2-1951).

Câu 29: Theo nội dung Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương, ở Việt Nam lấy vĩ tuyến 17 làm

A. đường biên giới chia Việt Nam thành hai quốc gia.

B. giới tuyến quân sự tạm thời.

C. ranh giới chia cắt đất nước thành hai miền.

D. ranh giới chuyển giao quân đội.

Câu 30: Hội nghị lần thứ 8 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5 - 1941) xác định hình thái của cuộc khởi nghĩa ở nước ta là

A. tiến hành tổng khởi nghĩa trong cả nước.

B. dùng đấu tranh chính trị của quần chúng để giành chính quyền.

C. đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.

D. đi từ khởi nghĩa ở nông thôn tiến tới khởi nghĩa ở đô thị.

Câu 31: Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), thắng lợi nào của quân và dân ta đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava?

A. Chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947.

B. Chiến thắng Biên giới thu đông 1950.

C. Thắng lợi của cuộc Tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954.

D. Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954.

Câu 32: Điểm then chốt của kế hoạch Nava (1953) là

A. tập trung binh lực.                                         

B. phân tán binh lực.

C. "chiến tranh tổng lực".                                  

D. tập trung và phân tán binh lực.

Câu 33: Những sự kiện nào chứng tỏ Nguyễn Ái Quốc bước đầu thiết lập mối quan hệ của cách mạng Việt Nam với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới?

A. Thành lập Hội Liên Hiệp thuộc địa và Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.

B. Thành lập Hội Liên Hiệp thuộc địa và Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.

C. Thành lập Đảng Cộng sản Pháp và Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.

D. Thành lập Đảng Cộng sản Pháp và Hội Liên Hiệp thuộc địa ở Pari.

Câu 34: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi và Mĩ la tinh đã góp phần

A. làm "xói mòn" và tan rã trật tự thế giới hai cực Ianta.

B. xóa bỏ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân.

C. đưa đến sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập.

D. làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới.

Câu 35: Một trong những nguyên nhân chung dẫn đến sự phát triển kinh tế của các nước tư bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. do bóc lột hệ thống thuộc địa.

B. nhờ có sự tự điều chỉnh kịp thời.

C. do giảm chi phí cho quốc phòng.

D. nhờ giá nguyên, nhiên liệu giảm.

Câu 36: Nguyên nhân dẫn đến hậu quả gần 2 triệu đồng bào ta chết đói vào cuối năm 1944 - đầu năm 1945 là do

A. chính sách vơ vét, bóc lột của Pháp - Nhật.

B. thực dân Pháp thi hành chính sách kinh tế chỉ huy.

C. quân Nhật bắt nông dân nhổ lúa, ngô để trồng đay, thầu dầu.

D. chính sách thu thóc tạ của phát xít Nhật.

Câu 37: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc được tiến hành bằng con đường

A. bạo lực cách mạng.                                         

B. hòa bình cách mạng.                                      

C. đấu tranh chính trị.                                         

D. đấu tranh vũ trang.

Câu 38: Đặc điểm lớn nhất, độc đáo nhất của cách mạng Việt Nam trong thời kì 1954 - 1975 là

A. xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

B. đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam.

C. tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược khác nhau.

D. thực hiện cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược.

Câu 39: Dựa trên căn cứ chủ yếu nào để Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936) định ra đường lối và phương pháp đấu tranh của cách mạng Việt Nam trong những năm 1936-1939?

A. Chính phủ Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp (6-1936).

B. Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản (7-1935).

C. Sự xuất hiện chủ nghĩa phát xít vào những năm 30 của thế kỉ XX.

D. Tình hình cụ thể của Việt Nam vào nửa cuối những năm 30 của thế kỉ XX.

Câu 40: Sự kiện lịch sử nào đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam hoàn toàn chuyển sang đấu tranh tự giác?

A. Cuộc bãi công của công nhân Ba Son (8-1925).

B. Phong trào "vô sản hóa" (1928).

C. Đông Dương Cộng sản Đảng ra đời (6 - 1929).

D. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (đầu 1930).

----------- HẾT ----------