Giờ hành chính là gì? Những sự thật bạn cần biết về giờ hành chính

Trong công việc lẫn đời sống, giờ hành chính đã trở thành một thuật ngữ quen thuộc với người lao động, đặc biệt là dân văn phòng. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ khái niệm, quy định hay đặc điểm của giờ hành chính.

1. Giờ hành chính là gì?

Là thời gian làm việc trong ngày của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, giờ hành chính được tính theo đơn vị tiếng với quy định tám giờ trên một ngày, không gồm thời gian nghỉ ngơi.

Tuy nhiên, giờ làm việc ở các doanh nghiệp, tổ chức hay đoàn thể sẽ thay đổi tùy vào tính chất, nội dung công việc. Do đó, thời gian bắt đầu và kết thúc giờ hành chính phụ thuộc vào từng cơ quan, song vẫn đảm bảo hiệu suất công việc cũng như tuân thủ quy định pháp luật.

2. Quy định giờ hành chính của Bộ luật lao động

Để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ cho người lao động, nhà nước đã ban hành Bộ luật lao động, trong đó quy định rõ ràng về thời gian làm việc.

2.1. Quy định cơ bản về thời gian làm việc

Theo điều 105 thuộc Bộ luật Lao động 2019, nhà nước quy định giờ làm việc là tám tiếng cho một ngày và không quá 48 giờ trong tuần. Thêm vào đó, giờ làm việc buổi đêm cũng được quy ước từ 22 giờ tới 6 giờ sáng ngày hôm sau.

Ngoài ra, chính phủ Việt Nam còn nhấn mạnh thời gian làm việc tối đa là mười tiếng trên một ngày (bao gồm thời gian làm ngoài giờ) và khuyến khích người làm giờ hành chính thực hiện tuần làm việc với bốn mươi giờ.

Như vậy, luật Lao động nước ta hiện nay chỉ quy định về tổng thời gian làm việc tối đa mà không đề cập đến thời gian bắt đầu hay kết thúc buổi làm.

2.2. Quy định về thời gian làm thêm

Từ điều 106 thuộc Bộ luật Lao động 2012, chính phủ đã chỉ rõ rằng thời gian làm thêm giờ được tính khi kết thúc thời gian làm việc thông thường. Tuy nhiên, thời gian làm thêm giờ cần đáp ứng nội quy cơ quan cũng như quy định của pháp luật.

Để thực hiện làm thêm giờ, doanh nghiệp cần nhận được sự đồng ý từ người lao động, bảo đảm số lượng giờ làm thêm không vượt quá 50% thời gian làm việc tiêu chuẩn trong ngày (không quá bốn giờ). Thêm vào đó, các đoàn thể phải bố trí thời gian nghỉ bù cho nhân viên sau mỗi đợt làm thêm giờ kéo dài.

3. Giờ hành chính trong thực tế

Trên thực tế, giờ hành chính tại các doanh nghiệp thường kéo dài tám tiếng, bắt đầu từ 8 giờ sáng và kết thúc lúc 17h chiều. Ngày làm việc vì vậy thường được chia thành hai ca, không tính đến một tiếng nghỉ trưa.

Với đơn vị tuần, nhiều cơ quan quy định ngày làm việc kéo dài từ thứ hai đến thứ sáu, nghỉ hai buổi cuối tuần là thứ bảy và chủ nhật. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp lại áp dụng thời gian làm việc dài hơn, chỉ cho phép người lao động nghỉ vào chủ nhật

Như vậy, khung giờ hành chính phổ biến là 8:00 - 12:00 sáng và 13:00 - 17:00 chiều, ngày làm việc từ thứ hai tới thứ sáu. Tuy nhiên, giờ hành chính tại các tổ chức lại không khớp nhau hoàn toàn, chúng có thể chênh lệch từ ba mươi phút tới một tiếng tùy vào điều kiện, quy định chung của công ty.

Ngoài ra, nhiều cơ quan còn điều chỉnh giờ hành chính theo mùa sao cho phù hợp với đời sống, sức khỏe của nhân viên, ví dụ như thời gian làm việc ở mùa đông bắt đầu và kết thúc muộn hơn ba mươi phút so với mùa hè.

4. Người lao động theo giờ hành chính được nghỉ như thế nào?

Bên cạnh thời gian làm việc, quy định về nghỉ lễ, nghỉ phép cũng là một trong những yếu tố mà người lao động nên tìm hiểu.

4.1. Quy định nghỉ phép theo Bộ luật lao động

Theo quy định từ chính phủ, thời gian nghỉ phép của người lao động được phân chia dựa vào mức độ công việc và điều kiện sinh sống:

- Người lao động được phép nghỉ tối đa 12 ngày trong một năm khi lao động ở điều kiện bình thường. 

- Với người khuyết tật, chưa thành niên hoặc sở hữu công việc nguy hiểm, độc hại hay nặng nhọc, sống tại địa phương có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt thì thời gian nghỉ tối đa là 14 ngày.

- Thời gian nghỉ phép 16 ngày được áp dụng khi người lao động làm những công việc đặc biệt độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc hoặc sinh sống tại nơi có điều kiện đặc biệt khắc nghiệt.

Ngoài ra, chính phủ còn tăng thời gian nghỉ cho những nhân viên lâu năm. Khi làm việc đủ năm năm tại doanh nghiệp nhất định, tổng thời gian nghỉ phép trong năm của người lao động sẽ tăng thêm một ngày.

4.2. Các dịp nghỉ lễ chính thức của người lao động

Dựa trên điều 112 từ Bộ luật Lao động năm 2019, các dịp lễ cùng số lượng ngày nghỉ (có hưởng lương) được quy định như sau:

- Tết Dương lịch: nghỉ 1 ngày (1 tháng 1 dương lịch).

- Tết Nguyên đán: nghỉ 7 ngày (2 ngày cuối năm và 5 ngày đầu năm xét theo lịch âm).

- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: nghỉ 1 ngày (10 tháng 3 trong lịch âm).

- Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: nghỉ 1 ngày (30 tháng 4 dương lịch).

- Ngày Quốc tế lao động: nghỉ 1 ngày (1 tháng 5 theo lịch dương)

- Ngày Quốc khánh: nghỉ 2 ngày ( 2 tháng 9 dương lịch kèm ngày kế tiếp trước hoặc sau đó)

Trong những ngày này, người lao động được phép nghỉ ngơi mà vẫn hưởng nguyên lương, chế độ đãi ngộ của công ty. Nếu dịp lễ vô tình trùng với ngày nghỉ hàng tuần (thứ bảy và chủ nhật), thời gian nghỉ bù được sắp xếp vào ngày kế tiếp.

5. Ưu điểm và nhược điểm của việc làm giờ hành chính

Với đặc thù thời gian, việc làm giờ hành chính thường sở hữu nhiều đặc điểm riêng biệt, trong đó bao gồm ưu điểm lẫn nhược điểm.

5.1. Môi trường làm việc giờ hành chính

Khi làm giờ hành chính, người lao động sẽ tham gia trực tiếp vào môi trường công ty, kết nối với đồng nghiệp và dễ dàng xây dựng mối quan hệ. Nhờ đó, người làm việc có thể trao đổi, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp.

Dẫu mang tính cởi mở, một số môi trường hành chính lại sở hữu thị phi khi xảy ra tình trạng ganh đua, đố kị và chơi xấu trong công việc. Điều này sẽ khiến người lao động cảm thấy mệt mỏi, ngột ngạt và không thể thích nghi hoàn toàn.

5.2. Tác phong khi làm việc giờ hành chính

Như đã đề cập, khung giờ hành chính được quy định rõ ràng tùy theo từng cơ quan, doanh nghiệp. Người lao động vì vậy rèn luyện được tính kỷ luật, thói quen làm việc cẩn thận, phù hợp với thời gian cũng như khối lượng công việc.

Từ đó, người làm giờ hành chính tự xây dựng cho mình tác phong chuyên nghiệp, thái độ tích cực và cởi mở.

5.3. Giờ hành chính và trang phục làm việc

Mang tính đặc thù, công việc hành chính thường gắn với trang phục lịch sự, gọn gàng như sơ mi, chân váy và âu phục. Ngoài ra, nhiều công ty còn yêu cầu nhân viên mặc đồng phục được thiết kế riêng, nhằm tạo hiệu ứng đồng bộ nơi công sở.

Nhờ quần áo trang nhã, môi trường công sở cũng trở nên nghiêm túc, chỉn chu hơn cả, qua đó xây dựng hình ảnh đẹp cho doanh nghiệp. Dẫu vậy, những trang phục này lại khiến người mặc không thoải mái bởi chúng thường bó sát, ôm gọn.

5.4. Sức khỏe cùng công việc hành chính

Làm việc trong văn phòng, người lao động ít phải tiếp xúc với môi trường độc hại hay công việc nặng nhọc. Điều này phần nào bảo vệ sức khỏe của người làm giờ hành chính.

Tuy nhiên, nhân viên văn phòng lại thường xuyên ngồi một chỗ, làm việc liên tục trong thời gian dài (8 tiếng), dẫn đến đau xương khớp hay căng thẳng thần kinh. Để cải thiện vấn đề này, người lao động cần kết hợp tư thế ngồi đúng, tập thể dục thường xuyên và thời gian nghỉ ngơi hợp lý. 

5.5. Thời gian giữa cá nhân và công việc

Không giống nhóm ngành dịch vụ, công việc hành chính có thời gian làm việc cố định, hiếm khi thay đổi. Đặc điểm này giúp người lao động dễ dàng cân đối giữa công việc và cuộc sống, sắp xếp lịch trình để chăm sóc bản thân, gia đình hay thậm chí là đi du lịch.

Nhờ quy định nghỉ phép và nghỉ lễ, người lao động có cơ hội tạo dựng, kết nối và mở rộng mối quan hệ qua nhiều hoạt động xã hội.

5.6. Chế độ đãi ngộ của công việc giờ hành chính

Không chỉ sở hữu thời gian làm việc cố định, công việc hành chính còn bảo đảm quyền lợi cho người lao động khi hỗ trợ đầy đủ các loại bảo hiểm như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.

Ngoài lương cơ bản, người làm việc sẽ nhận đãi ngộ từ phía công ty là tiền thưởng trong dịp lễ, ngày tết, lương tháng 13 hay khoản phụ cấp gồm tiền điện thoại, tiền xăng, chi phí trọ, ăn trưa hoặc gửi xe.

6. Cách tận dụng giờ hành chính để làm việc hiệu quả

Sở hữu cả ưu lẫn nhược điểm, người lao động có thể cải thiện hiệu suất làm việc, tận dụng tối đa lợi ích từ giờ hành chính bằng những phương pháp dưới đây.

6.1. Lập kế hoạch làm việc trong giờ hành chính

Nhằm cải thiện chất lượng, người lao động cần xây dựng kế hoạch hợp lý, sắp xếp thứ tự công việc sao cho thích hợp. Các đầu việc phải được phân chia theo mức độ ưu tiên hoặc thời gian như ngày, tuần và tháng.

Nhằm theo dõi tiến độ, người làm giờ hành chính có thể thiết kế các bảng hay ghi chú công việc cá nhân, định hình mục tiêu ngắn hạn với dài hạn. Qua đó, người lao động dễ dàng quan sát khả năng làm việc, rút ra kinh nghiệp và nâng cao năng lực bản thân.

6.2. Tập trung vào công việc hành chính

Gạt bỏ những yếu tố gây nhiễu, người lao động cần tập trung vào công việc để đảm bảo tiến độ, kế hoạch đã đề ra. Điều này giúp người làm giờ hành chính không bị quá tải, tăng ca do chưa hoàn thành nhiệm vụ.

Lời kết

Trên đây là thông tin cơ bản về khái niệm, quy định và đặc điểm của giờ hành chính. Mong rằng qua bài viết bởi Kinhcan.vn, bạn đọc tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích, thú vị liên quan đến giờ hành chính.