Sinh học lớp 8 - Bài 14: Bạch cầu, miễn dịch

Sinh học lớp 8 - Bài 14: Bạch cầu, miễn dịch

I - Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu

- Khi vi khuẩn, virut xâm nhập vào cơ thể, các bạch cầu bảo vệ cơ thể bằng cách tạo nên 3 hàng rào bảo vệ :

+ Sự thực bào : bạch cầu trung tính và bạch cầu mô nô (đại thực bào) bắt và nuốt các vi khuẩn, virut vào trong tế bào rồi tiêu hoá chúng.

+ Limpho B tiết ra kháng thể vô hiệu hoá kháng nguyên.

+ Limpho T phá huỷ các tế bào cơ thể bị nhiễm vi khuẩn, virut bằng cách tiết ra các prôtêin đặc hiệu (kháng thể) làm tan màng tế bào bị nhiễm để vô hiệu hoá kháng nguyên.
Lưu ý : bạch cầu ưa axit và ưa kiềm cũng tham gia vào vô hiệu hoá vi khuẩn, virut nhưng với mức độ ít hơn.

II- Miễn dịch

- Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc 1 bệnh nào đó.

- Có 2 loại miễn dịch :

+ Miễn dịch tự nhiên :

• Tự cơ thể có khả năng không mắc 1 số bệnh (miễn dịch bẩm sinh)

• Sau 1 lần mắc bệnh thì sau đó sẽ không mắc lại bệnh đó nữa (miễn dịch tập nhiễm).

+ Miễn dịch nhân tạo : do con người tạo ra cho cơ thể bằng tiêm chủng phòng bệnh hoặc tiêm huyết thanh.