Ngữ văn lớp 8 - bài 13: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm

Ngữ văn lớp 8 - bài 13: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm

I/ Dấu ngoặc đơn

1/ Ví dụ:

2/ Nhận xét:

*Ví dụ a.

- Dùng để giải thích họ là ai, ở đây còn có tác dụng nhấn mạnh

* Ví dụ b:

- Là phần thuyết minh về một loài động vật mà tên là ba khía nhằm giúp người đọc hình dung rõ hơn đặc điểm của con kênh này.

* Ví dụ c:

- Bổ sung thêm thông tin về năm sinh và năm mất của Lý Bạch. Dấu ngoặc đơn thứ hai bổ sung cho người đọc biết thêm Miên Châu thuộc tỉnh nào (Tứ Xuyên).

=> Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì ý nghĩa cơ bản của đoạn trích trên không thay đổi. Vì người viết dùng nó như phần chú thích nhằm cung cấp thêm thông tin kèm theo chứ nó không thuộc nghĩa cơ bản.

3/ Kết luận: 

Ghi nhớ SGK.

II/ Dấu hai chấm

1/ Ví dụ:

2/ Nhận xét

-Ví dụ a: Dùng để báo trước lời thoại của các nhân vật Dế Choắt và Dế Mèn.

- Ví dụ b: Dùng để báo trước lời dẫn trực tiếp (Thép Mới dẫn lại lời của người xưa)

- Ví dụ c: Phần giải thích lý do thay đổi tâm trạng của tác giả khi lần đầu tiên đi học.

3/ Kết luận:

Ghi nhớ SGK

III/ Luyện tập

Bài tập 1:

a/ Đánh dấu phần giải thích ý nghĩa các cụm từ.

b/ Đánh dấu phần thuyết minh giúp ngừơi đọc hiểu rõ trong 2290 m có tính cả phần cầu dẫn.

c/ Vị trí 1: đánh dấu phần bổ sung.

    Vị trí 2: đánh dấu phần thuyết minh

Bài tập 2:

a/ Đánh dấu (báo trước) phần giải thích cho ý họ thách nặng quá.

b/ Đánh dấu lời đối thoại của Dế Choắt nói với Dế Mèn và phần thuyết minh nội dung mà Dế Choắt khuyên Dế Mèn.

c/ Đánh dấu phần thuyết minh cho ý: đủ màu là những màu nào.

Bài tập 3:

- Có thể bỏ được dấu hai chấm nhưng nghĩa của phần đặt sau dấu hai chấm không được nhấn mạnh bằng.

Bài tập 4.

- Có thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn được. Khi thay như vậy nghĩa cơ bản của câu không thay đổi nhưng người viết coi phần trong dấu ngoặc đơn chỉ có tác dung kèm thêm chứ không thuộc nghĩa cơ bản của câu khi phần này đặt sau dấu hai chấm.