Bài 2: Thuyết Electron và định luật bảo toàn điện tích

Bài 2: Thuyết Electron và định luật bảo toàn điện tích

1/ Xét cấu tạo nguyên tử về phương diện điện. Trong các nhận định sau, nhận định không đúng là:

A. Proton mang điện tích là + 1,6.10-19 C.         B. Khối lượng notron xấp xỉ khối lượng proton.

C. Tổng số hạt proton và notron trong hạt nhân luôn bằng số electron quay xung quanh nguyên tử.

ĐÁP ÁN C

2/ Hạt nhân của một nguyên tử oxi có 8 proton và 9 notron, số electron của nguyên tử oxi là

A. 9.                B. 16.                         

C. 17.              D. 8.

ĐÁP ÁN D

3/ Tổng số proton và electron của một nguyên tử có thể là số nào sau đây? 

A. 11.        B. 13.             

C. 15.        D. 16.

ĐÁP ÁN D

4/ Nếu nguyên tử đang thừa – 1,6.10-19 C điện lượng mà nó nhận được thêm 2 electron thì nó

A. sẽ là ion dương.     B. vẫn là 1 ion âm.   

C. trung hoà về điện.   D. có điện tích không xác định được.

ĐÁP ÁN B

5/ Điều kiện để 1 vật dẫn điện là

A. vật phải ở nhiệt độ phòng.                         B. có chứa các điện tích tự do.

C. vật nhất thiết phải làm bằng kim loại.        D. vật phải mang điện tích.

ĐÁP ÁN B

6/ Vật bị nhiễm điện do cọ xát vì khi cọ xát

A. eletron chuyển từ vật này sang vật khác.               B. vật bị nóng lên.

C. các điện tích tự do được tạo ra trong vật.              D. các điện tích bị mất đi.

ĐÁP ÁN A

7/ Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nhiễm điện  do hưởng ứng là hiện tượng

A. Đầu thanh kim loại bị nhiễm điện khi đặt gần 1 quả cầu mang điện.

B. Thanh thước nhựa sau khi mài lên tóc hút được các vụn giấy.

C. Mùa hanh khô, khi mặc quần vải tổng hợp thường thấy vải bị dính  vào người.

D. Quả cầu kim loại bị nhiễm điện do nó chạm vào thanh nhựa vừa cọ xát vào len dạ.

ĐÁP ÁN A

8/ Cho 3 quả cầu kim loại tích điện lần lượt tích điện là + 3 C,  - 7 C và – 4 C. Khi cho chúng được tiếp xúc với nhau thì điện tích của hệ là    

A. – 8 C.                     B. – 11 C.                   

C. + 14 C.                   D. + 3 C.

ĐÁP ÁN A

9/ Điều nào sau đây là đúng khi nói về sự nhiễm điện của hai vật khi cọ xát:

A. Khi cọ xát hai vật bất kì với nhau thì cả hai vật đều nhiễm điện,  điện tích của chúng trái dấu nhau.  

B. Khi cọ xát hai vật khác loại với nhau thì cả hai vật đều nhiễm điện, điện tích của chúng trái dấu nhau. 

C. Khi cọ xát hai vật bất kì với nhau thì cả hai vật đều nhiễm điện cùng dấu.

D. Khi cọ xát hai vật với nhau, nếu hai vật cùng loại thì chúng nhiễm điện trái dấu, nếu hai vật khác nhau thì chúng nhiễm điện cùng dấu.

ĐÁP ÁN B

10/ Vật A nhiễm điện dương đưa lại gần vật B trung hòa được đặt cô  lập thì vật B cũng nhiễm điện, là do:

A. điện tích trên vật B tăng lên                                 B. điện tích trên vật B giảm xuống            

C. điện tích trên vật B được phân bố lại                   D. điện tích trên vật A truyền sang vật B

ĐÁP ÁN C