Bài 11: Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất

Bài 11: Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất

BÀI 11: KHÍ QUYỂN. SỰ PHÂN BỐ NHIỆT ĐỘ

KHÔNG KHÍ TRÊN TRÁI ĐẤT

I/ KHÍ QUYỂN:

- Khí quyển: là lớp không khí bao quanh Trái Đất.

- Vai trò: có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của sinh vật trên trái Đất, là lớp vỏ bảo vệ Trái Đất.

1. Cấu trúc của khí quyển: (Giảm tải)

2. Các khối khí:

- Không khí ở tầng đối lưu, tùy theo vĩ độ và bề mặt trái đất là lục địa hay đại dương mà hình thành các khối khí khác nhau.

-  Mỗi bán cầu có 4 khối khí:

            + Khối khí bắc cực và nam cực: rất lạnh, kí hiệu là A.

            + Khối khí ôn đới: lạnh, kí hiệu là P.

            + Khối khí chí tuyến (nhiệt đới): rất nóng, kí hiệu là T.

            + Khối khí xích đạo: rất nóng, kí hiệu là E.

- Mỗi khối khí lại chia thành kiểu hải dương (ẩm, kí hiệu là m) và kiểu lục địa (khô, kí hiệu là c). Riêng khối khí xích đạo chỉ có 1 kiểu là khối khí hải dương, kí hiệu là Em.

3. Frông (Diện khí):

- Là mặt ngăn cách giữa hai khối khí có sự khác biệt về nhiệt độ và hướng gió.

- Các frông cơ bản:

            + Frông địa cực (FA) ngăn cách giữa  khối khí cực và ôn đới.

            + Frông ôn đới (FP) ngăn cách giữa khối khí ôn đới và chí tuyến.

- Các khối khí, frông không đứng yên một chỗ, mà luôn di chuyển. Mỗi khi di chuyển đến đâu làm cho thời tiết  nơi đó có sự thay đổi.

II/ SỰ PHÂN BỐ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRÊN TRÁI ĐẤT :

1. Bức xạ và nhiệt độ không khí:

   Nhiệt cung cấp chủ yếu cho không khí ở tầng đối lưu là nhiệt của bề mặt Trái Đất sau khi hấp thụ bức xạ Mặt trời, rồi bức xạ lại vào không khí, làm cho không khí nóng lên, hình thành nhiệt độ không khí.

2. Sự phân bố nhiệt độ không khí:

a/ Phân bố theo vĩ độ địa lí:

 - Nhìn chung càng lên vĩ độ cao thì nhiệt độ trung bình năm càng giảm, biên độ nhiệt độ năm càng lớn.

b/ Phân bố theo lục địa và đại dương:

- Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều ở lục địa.

- Đại dương có biên độ nhiệt độ nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt độ lớn.

c/ Phân bố theo địa hình:

- Càng lên cao nhiệt độ càng giảm vì không khí càng loãng, bức xạ mặt đất mạnh.

- Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ dốc và hướng phơi của sườn núi.