BÀI 4: ĐOẠN MẠCH NỐI TIẾP

BÀI 4: ĐOẠN MẠCH NỐI TIẾP

I. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong mạch mắc nối tiếp:

- Cường độ dòng điện trong đoạn mạch mắc nối tiếp có giá trị như nhau tại mọi điểm .

I= I1 = I2 =...=In

- Hiệu điện thế giũa hai đầu đoạn mạch gồm các điện trở mắc nối tiếp bằng tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu các điện trở thành phần.

U = U1+ U2 +...+Un

II. Điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp:

1. Khái niệm:

Điện trở tương đương của 1 đoạn mạch là điện trở có thể thay thế cho đoạn mạch này sao cho với cùng 1 hiệu điện thế U thì cường độ dòng điện I chạy qua đoạn mạch vẫn có giá trị không thay đổi.

2. Công thức:

Từ công thức định luật Ôm:         I = \frac{U}{Rtd}

Suy ra:    U = I.R

               U= I1.R1

               U= I2.R2

Mà  : U  = U+  U2

Hay : I.Rtđ  = I1.R+ I2.R2

Vì   :  I  = I1 = I2

Nên: Rtđ  = R+ R2 .

*Chú ý:

+Nếu đoạn mạch có n điện trở mắc nối tiếp thì :

R=R1+R2+....+Rn

+ Đối với đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tỉ lệ thuận với điện trở đó: \frac{U1}{U2} = \frac{R1}{R2}

 + Các thiết bị điện thường được mắc nối tiếp với nhau khi chúng có cùng cường độ dòng điện định mức.