Đề thi thử THPTQG Lần 1 - Năm 2018- Môn Hóa Học - Quảng Xương 1 - Thanh Hóa

Đề thi thử THPTQG Lần 1 - Năm 2018- Môn Hóa Học - Quảng Xương 1 - Thanh Hóa

Đề thi thử THPT Lần 1 - Năm 2018 – Môn Hóa Học - Quảng Xương 1 - Thanh Hóa

I. Nhận biết

Câu 1. Chất nào sau đây vừa tác dụng được với dung dịch NaOH, vừa tác dụng được với dung dịch HCl?

      A. CH3COOH.                    B. H2NCH2COOH.             C. CH3CH2NH2.              D. CH3COONa.

Câu 2. Ancol etylic không phản ứng với chất nào sau đây?

      A. CuO/t°.                           B. Na.                                  C. HCOOH.                     D. NaOH.

Câu 3. Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ

      A. Na.                                  B. Ba.                                  C. Zn.                               D. Fe.

Câu 4. Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?

      A. Poliacrilonitrin.                                                         B. Poli(metyl metacrylat).

      C. Nilon-6,6.                                                                   D. Poli(vinyl clorua).

Câu 5. Chất nào sau đây làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh?

      A. CH3COOH.                    B. CH3NH2.                        C. H2NCH2COOH.         D. C6H5NH2 (anilin).

Câu 6. Cho các kim loại sau: Cu, Al, Ag, Au. Kim loại dẫn điện tốt nhất trong số các kim loại trên là

      A. Au.                                  B. Ag.                                  C. Al.                                D. Cu.

Câu 7. Xà phòng hóa hoàn toàn triolein bằng dung dịch NaOH, thu được glixerol và chất hữu cơ X. Chất X là

      A. C17H33COONa.              B. C17H35COONa.              C. C17H33COOH.            D. C17H35COOH.

II. Thông hiểu

Câu 8. Phản ứng nhiệt phân nào sau đây viết đúng?

      A.                                                                                      B. 

      C.                                                                                      D. 

Câu 9. Hòa tan hoàn toàn 10,2 gam hỗn hợp X gồm Mg và Al bằng dung dịch HCl vừa đủ, thu được m gam muối và 11,2 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là

      A. 46,20.                             B. 27,95.                             C. 45,70.                          D. 46,70.

Câu 10. Cho 17,64 gam axit glutamic (H2NC3H5(COOH)2) tác dụng hoàn toàn với dung dịch KOH dư, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

      A. 20,28.                             B. 22,92.                             C. 22,20.                          D. 26,76.

Câu 11. Hòa tan hoàn toàn 2,925 gam kim loại X vào nước, thu được dung dịch Y. Để trung hòa Y cần vừa đủ 75 gam dung dịch HCl 3,65%. Kim loại X là

      A. Ba.                                  B. Ca.                                  C. K.                                 D. Na.

Câu 12. Cho 8,8 gam etyl axetat tác dụng với 120 ml dung dịch KOH 1M đun nóng, sau phản ứng hoàn toàn cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

      A. 8,2.                                  B. 9,0.                                  C. 9,8.                              D. 10,92.

Câu 13. Kim loại Fe tác dụng với lượng dư dung dịch nào sau đây tạo hợp chất sắt (III)?

      A. H2SO4 loãng.                 B. HCl.                                C. HNO3 đặc, nóng.       D. CuCl2.

Câu 14. Cho dãy các chất sau: Al, Na2CO3; Al(OH)3; (NH4)2CO3. Số chất trong dãy trên vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch NaOH là

      A. 3                                      B. 2                                      C. 4                                   D. 1

Câu 15. Cho hai phương trình ion thu gọn sau:

Fe + Cu2+ Fe2+ + Cu

Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+

Nhận xét nào dưới đây đúng?

      A. Tính khử: Fe > Fe2+ > Cu.                                        B. Tính khử: Fe2+> Cu > Fe.

      C. Tính oxi hóa: Cu2+ > Fe3+ > Fe2+.                            D. Tính oxi hóa: Fe3+ > Cu2+ > Fe2+.

Câu 16. Nhận xét nào sau đây không đúng?

      A. Kim loại có độ cứng cao nhất trong tất cả các kim loại là Cr.

      B. Các kim loại Al, Fe, Cr thụ động hóa trong dung dịch HNO3 đặc, nguội và H2SO4 đặc, nguội,

      C. Kim loại kiềm được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối halogenua của nó.

      D. Kim loại thủy ngân tác dụng được với lưu huỳnh ngay ở điều kiện thường.

Câu 17. Thí nghiệm nào sau đây khi kết thúc phản ứng thu được kết tủa?

      A. Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3.

      B. Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Ba(OH)2.

      C. Đổ dung dịch H3PO4 vào dung dịch AgNO3.

      D. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2.

Câu 18. Lên men hoàn toàn 135 gam glucozơ thành ancol etylic thu được V lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V là

      A. 8,4.                                  B. 33,6.                               C. 16,8.                            D. 50,4.

Câu 19. Thủy phân este X trong môi trường kiềm thu được anđehit. Công thức cấu tạo thu gọn của X có thể là

      A. HCOOCH=CH2.                                                         B. CH2=CHCOOCH3.

      C. HCOOCH2-CHCH2.                                                   D. HCOOC2H5.

Câu 20. Hợp chất C4H8 có số đồng phân anken là

      A. 3.                                     B. 1                                      C. 2.                                  D. 4.

Câu 21. Cho 5,5 gam một anđehit đơn chức X tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 27 gam Ag. Tên gọi của X là:

      A. anđehit fomic.               B. anđehit oxalic.              C. anđehit axetic.           D. anđehit propionic.

Câu 22. Trong các chất sau: axetilen, etilen, axit fomic, but-2-in, anđehit axetic. Những chất tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng là

      A. axetilen, axit fomic, anđehit axetic.                        B. etilen, axit fomic, but-2-in.

      C. axetilen, but-2-in, anđehit axetic.                           D. axetilen, etilen, axit fomic.

Câu 23. Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol một amin X no, đơn chức, mạch hở bằng khí oxi vừa đủ, thu được 1,2 mol hỗn hợp gồm CO2, H2O và N2. số đồng phân bậc một của X là

      A. 4.                                     B. 2                                      C. 3                                   D. 1

Câu 24. Nhúng thanh Fe nặng 100 gam vào 100ml dung dịch Cu(NO3)2 2M. Sau một thời gian lấy thanh Fe ra rửa sạch làm khô cân được 101,2 gam (giả thiết kim loại tạo thành đều bám hết vào thanh Fe). Khối lượng Fe đã phản ứng là

      A. 11,20 gam.                     B. 7,47 gam.                       C. 8,40 gam.                    D. 0,84 gam.

Câu 25. Sục CO2 vào dung dịch chứa Ca(OH)2 và NaOH ta thu được kết quả như hình dưới đây

Giá trị của X

      A. 0,62.                               B. 0,68.                               C. 0,64.                            D. 0,58.

Câu 26. Hỗn hợp X gồm các chất hữu cơ có công thức phân tử là: C3H6O, C6H12O6. Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp X thì thu được 5,4 gam H2O và V lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V là

      A. 6,72.                               B. 3,36.                               C. 5,04.                            D 11,20.

Câu 27. Nhận xét nào sau đây không đúng?

      A. Tinh bột là chất rắn vô định hình, màu trắng.

      B. Xenlulozo không tham gia phản ứng tráng bạc.

      C. Ở điều kiện thường, tri stearin tồn tại ở trạng thái lỏng.

      D. Saccarozo không tác dụng với hiđro.

III. Vận dụng

Câu 28. Cho các phát biểu sau:

(1) Tất cả các dung dịch amin đều làm quỳ tím đổi màu.

(2) Cao su là vật liệu polime có tính đàn hồi.

(3) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.

(4) Tinh bột bị thủy phân trong môi trường bazo

(5) Saccarozo là một đisaccarit.

Số phát biểu không đúng là

      A. 1.                                     B. 3.                                     C. 2.                                  D. 4.

Câu 29. Tiến hành các thí nghiệm sau:

(1) Thả viên Mg vào dung dịch HCl có nhỏ vài giọt dung dịch CuSO4.

(2) Thả viên Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3.

(3) Thả viên Fe vào dung dịch Cu(NO3)2.

(4) Thả viên Zn vào dung dịch H2SO4 loãng.

Số thí nghiệm xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa là

      A. 1.                                     B. 4.                                     C. 3.                                  D. 2.

Câu 30. Tiến hành điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp CuSO4 và NaCl (hiệu suất 100%, điện cực trơ, màng ngăn xốp) đến khi nước bắt đầu bị điện phân ở cả hai điện cực thì ngừng điện phân, thu được dung dịch X và 3,36 lít khí (đktc) ở anot. Dung dịch X hòa tan tối đa 10,2 gam Al2O3. Giá trị của m là

      A. 25,55.                             B. 25,20.                             C. 11,75.                          D. 12,80.

Câu 31. Một hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C10H8O4 trong phân tử chỉ chứa 1 loại nhóm chức. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH thì cứ 1 mol X phản ứng vừa đủ với 3 mol NaOH tạo thành dung dịch Y gồm 2 muối (trong đó có 1 muối có M < 100), anđehit no (thuộc dãy đồng đẳng của metanal) và nước. Cho dung dịch Y phản ứng với lượng dư AgNO3 trong NH3 thì khối lượng kết tủa thu được là

      A. 432 gam.                        B. 160 gam.                        C. 162 gam.                     D. 108 gam.

Câu 32. Hỗn hợp X gồm hai ancol no, mạch hở Y và Z (có số mol bằng nhau, MY - MZ = 16). Khi đốt cháy một lượng hỗn hợp X thu được CO2 và H2O có tỷ lệ mol tương ứng là 2 : 3. Phần trăm khối lượng của Y trong X là

      A. 57,41%.                          B. 29,63%.                          C. 42,59%.                      D. 34,78%.

Câu 33. Cho m gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe2O3 vào dung dịch HCl, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y chứa hai chất tan và còn lại 0,2m gam chất rắn chưa tan. Tách bỏ phần chưa tan, cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch Y thu được 43,08 gam kết tủa. Giá trị của m là

      A. 11,20.                             B. 22,40.                             C. 10,08.                          D. 13,44.

Câu 34. Cho 27,75 gam chất hữu cơ X (có công thức phân tử C3H11N3O6) tác dụng với 600 ml dung dịch NaOH 1M. Sau phản ứng hoàn toàn thu được nước, một chất hữu cơ đa chức bậc 1 và hỗn hợp Y gồm các chất vô cơ. Cô cạn Y thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

      A. 34,650.                           B. 34,675.                           C. 31,725.                        D. 28,650.

Câu 35. Dung dịch X chứa m gam ba ion: Mg2+, NH4+, SO42 . Chia dung dịch X thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với dung dịch KOH dư thu được 5,8 gam kết tủa. Phần 2 đun nóng với dung dịch NaOH dư thu được 3,36 lít khí (đktc). Giá trị của m là

      A. 77,4.                               B.43,8.                                 C. 21,9.                            D. 38,7.

Câu 36. Đốt cháy hoàn toàn 36,5 gam axit cacboxylic X cần vừa đủ V lít O2, thu được H2O và 33,6 lít CO2. Mặt khác, khi trung hòa hoàn toàn 18,25 gam X cần vừa đủ 200 ml dung dịch chứa NaOH 0,5M và KOH 0,75M. Biết các thể tích khí đều đo ở đktc. Giá trị của V là

      A. 21,0.                               B. 11,2.                               C. 36,4.                            D. 16,8.

Câu 37. Cho 8,19 gam hỗn hợp X gồm 2 este no, đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH thu được 9,24 gam hỗn hợp 2 muối của 2 axit cacboxylic kế tiếp và 4,83 gam một ancol. Khối lượng của este có phân tử khối nhỏ hơn trong hỗn hợp X là

      A. 5,55 gam.                       B. 2,64 gam.                       C. 6,66 gam.                    D. 1,53 gam.

IV. Vận dụng cao

Câu 38. Nung hỗn hợp rắn A gồm a mol Mg và 0,25 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian thu được chất rắn B và 10,08 lít hỗn hợp khí D gồm NO2 và O2. Hòa tan hoàn toàn B vào dung dịch chứa 1,3 mol HCl (vừa đủ), thu được dung dịch X chỉ chứa m gam hỗn hợp muối clorua và 1,12 lít hỗn hợp khí Y gồm N2 và H2 có tỉ khối so với hiđro là 11,4. Biết các thể tích đều đo ở đktc. Giá trị của m gần nhất với

      A. 70,5.                               B. 71,0.                               C. 71,5.                            D. 72,0.

Câu 39. Hòa tan hết 11,1 gam hỗn hợp Fe và Cu trong 94,5 gam dung dịch HNO3 48%, thu được dung dịch X (không chứa muối amoni). Cho X phản ứng với 300ml dung dịch hỗn hợp NaOH 1M và KOH 0,5M, thu được kết tủa Y và dung dịch Z. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 15 gam hỗn hợp gồm Fe2O3 và CuO. Cô cạn Z thu được hỗn hợp chất rắn khan T. Nung T đến khối lượng không đổi, thu được 32,145 gam hỗn hợp chất rắn. Nồng độ phần trăm của Fe(NO3)3 trong X có giá trị gần nhất với

      A. 15,5.                               B. 8,0.                                  C. 8,5.                              D. 7,5

Câu 40. X, Y, Z là ba peptit mạch hở, được tạo từ Ala, Val. Khi đốt cháy X, Y với số mol bằng nhau thì đều được lượng CO2 là như nhau. Đun nóng 56,58 gam hỗn hợp M gồm X, Y, Z với tỉ lệ mol tương ứng là 5 : 5 : 1 trong dung dịch NaOH, thu được dung dịch T chứa 2 muối D, E với số mol lần lượt là 0,165 mol và 0,525 mol. Biết tổng số mắt xích của X, Y, Z bằng 14. Phần trăm khối lượng của Z trong M gần nhất với?

      A. 14,5%.                            B. 8,5%.                              C. 12,5%.                         D. 18,5%.