ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VẬT LÝ TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC NĂM 2017

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VẬT LÝ TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC NĂM 2017

  1.  
Một chất điểm dao động theo phương trình  x = 6coswt (cm). Dao động của chất điểm có biên độ là         
A. 2 cm.          B. 3 cm.               C. 12 cm.           D. 6 cm.                     
  1.  
Một vật dao động tắt dần có các đại lượng nào sau đây giảm liên tục theo thời gian?
A. Biên độ và gia tốc.       B. Biên độ và tốc độ.       C. Biên độ và cơ năng.             D. Li độ và tốc độ.   
  1.  
Khi nói về một hệ dao động cưỡng bức ở giai đoạn ổn định, phát biểu nào dưới đây là sai?
A. Biên độ của hệ dao động cưỡng bức phụ thuộc biên độ của ngoại lực cưỡng bức.         
B. Tần số của hệ dao động cưỡng bức luôn bằng tần số dao động riêng của hệ.             
C. Tần số của hệ dao động cưỡng bức bằng tần số của ngoại lực cưỡng bức.                 
D. Biên độ của hệ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào tần số của ngoại lực cưỡng bức.              
  1.  
Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào sau đây là sai ?
A. Quá trình truyền sóng cơ là quá trình truyền năng lượng.     
B. Sóng cơ là quá trình lan truyền các phần tử vật chất trong một môi trường.               
C. Sóng cơ không truyền được trong chân không.         
D. Sóng cơ là dao động cơ lan truyền trong một môi trường. 
  1.  
Khi nói về sự truyền âm, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ở cùng một nhiệt độ, tốc độ truyền âm trong nước lớn hơn tốc độ truyền âm trong không khí.        B. Trong một môi trường, tốc độ truyền âm không phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường. 
C. Sóng âm truyền trong không khí với tốc độ nhỏ hơn trong chân không. 
D. Sóng âm không thể truyền được trong các môi trường rắn và cứng như đá, thép.     
  1.  
Đặt vào hai đầu một cuộn dây thuần cảm (cảm thuần) có độ tự cảm L một hiệu điện thế u = U0cosωt. Cường độ dòng điện chạy qua cuộn dây có biểu thức là
A. \(i = {U_0}\omega L\cos (\omega t + \frac{\pi }{2})\).   B. \(i = \frac{{{U_0}}}{{\omega L}}\cos (\omega t - \frac{\pi }{2})\).        C. \(i = \frac{{{U_0}}}{{\omega L}}\cos (\omega t + \frac{\pi }{2})\).    D. \(i = \frac{{{U_0}}}{{\omega L}}\cos \omega t\).   
  1.  
Trong một mạch dao động LC gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung C đang có dao động điện từ tự do với tần số f. Hệ thức đúng
A. \(C = \frac{{4{\pi ^2}{f^2}}}{L}\).                  B. \(C = \frac{1}{{4{\pi ^2}{f^2}L}}\).                  C. \(C = \frac{{4{\pi ^2}L}}{{{f^2}}}\).                 D. \(C = \frac{{{f^2}}}{{4{\pi ^2}L}}\).                
  1.  
Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào dưới đây là sai?
A. Trong chân không, sóng điện từ lan truyền với vận tốc bằng vận tốc ánh sáng.     
B. Sóng điện từ truyền được trong môi trường vật chất và trong chân không.   
C. Trong quá trình truyền sóng điện từ, vectơ cường độ điện trường và vectơ cảm ứng từ luôn cùng phương.     
D. Sóng điện từ bị phản xạ khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường.             
  1.  
Trong sơ đồ khối của một máy phát thanh dùng vô tuyến không có bộ phận nào dưới đây?
A. Mạch khuyếch đại.           B. Mạch  tách sóng.             C. Mạch biến điệu.        D. Anten.        
  1.  
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ánh sáng trắng là hổn hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.     
B. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng bị tán sắc khi truyền qua lăng kính.   
C. Tổng hợp các ánh sáng đơn sắc sẽ luôn được ánh sáng trắng.     
D. Chỉ có ánh sáng trắng mới bị tán sắc khi truyền qua lăng kính.   
  1.  
Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều
A. bị lệch trong điện trường.                                              B. không có tác dụng nhiệt.                                                       
C. có thể kích thích sự phát quang của một số chất.          D. là các tia không nhìn thấy.                                              
  1.  
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quang phổ?
A. Quang phổ liên tục của nguồn sáng nào thì phụ thuộc thành phần cấu tạo của nguồn sáng ấy.               
B. Để thu được quang phổ hấp thụ thì nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ phải cao hơn nhiệt độ của nguồn sáng phát ra quang phổ liên tục.   
C. Quang phổ hấp thụ là quang phổ của ánh sáng do một vật rắn phát ra khi vật đó được nung nóng.          D. Mỗi nguyên tố hóa học ở trạng thái khí hay hơi nóng sáng dưới áp suất thấp cho một quang phổ vạch riêng, đặc trưng cho nguyên tố đó.                  
  1.  
Tia X (tia Rơn-ghen) có bước sóng
A. nhỏ hơn bước sóng của tia tử ngoại.               B. lớn hơn bước sóng của ánh sáng tím.            
C. nhỏ hơn bước sóng của tia gamma.                 D. lớn hơn bước sóng của tia tử ngoại.              
  1.  
Một chất điểm dao động điều hòa với biên độ 10 cm và tần số góc 2 rad/s. Tốc độ cực đại của chất điểm là      A. 20 cm/s.      B. 10 cm/s.                 C. 5 cm/s.                  D. 40 cm/s.               
  1.  
Một con lắc lò xo có độ cứng 40 N/m dao động điều hòa với chu kỳ 0,1 s. Lấy \({\pi ^2}\)= 10. Khối lượng vật nhỏ của con lắc là          A. 10,0 g.        B. 7,5 g.                               C. 5,0 g.          D. 12,5 g.                
  1.  
Con lắc đơn dài 56 cm được treo vào trần một toa xe lửa. Con lắc bị kích động mỗi khi bánh của toa xe gặp chỗ nối nhau của các thanh ray. Lấy g = 9,8m/s2. Cho biết chiều dài của mỗi thanh ray là 12,5m. Biên độ dao động của con lắc sẽ lớn nhất khi tàu chạy thẳng đều với tốc độ
A. 24 km/h.          B. 72 km/h.               C. 40 km/h.               D. 30 km/h.           
  1.  
Tại một nơi trên mặt đất, một con lắc đơn dao động điều hòa. Trong khoảng thời gian Dt, con lắc thực hiện 60 dao động toàn phần; thay đổi chiều dài con lắc một đoạn 44 cm thì cũng trong khoảng thời gian Dt ấy, nó thực hiện 50 dao động toàn phần. Chiều dài ban đầu của con lắc là 
A. 60 cm.                      B. 100 cm.              C. 144 cm.                    D. 80 cm.                 
  1.  
Dao động của một vật là tổng hợp của hai dao động điều hoà cùng phương có phương trình \({x_1} = 3\cos (\omega t + \frac{\pi }{3})\;(cm)\) và \({x_2} = 4\cos (\omega t - \frac{{2\pi }}{3})\;(cm)\). Biên độ dao động tổng hợp của vật là
A. 5 cm.                 B. 1 cm.                       C. 3 cm.                 D. 7 cm.                  
  1.  
Cho một sợi dây đàn hồi, thẳng, rất dài. Đầu O của sợi dây dao động với phương trình \(u = 4\cos 20\pi t\) (cm) (t tính bằng s). Coi biên độ sóng không đổi khi sóng truyền đi. Tốc độ truyền sóng trên dây là 0,8 m/s. Li độ của điểm M trên dây cách O một đoạn 20 cm treo phương truyền sóng tại thời điểm t = 0,35 s bằng           A. - 4 cm.                   B. \(2\sqrt 2 \) cm.                     C. \( - 2\sqrt 2 \) cm.               D. 4 cm.                  
  1.  
Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng nước, hai nguồn sóng kết hợp được đặt tại A và B dao động theo phương trình uA­ = uB = acos25pt (a không đổi, t tính bằng s). Trên đoạn thẳng AB, hai điểm có phần tử nước dao động với biên độ cực đại cách nhau một khoảng ngắn nhất là 2 cm. Tốc độ truyền sóng là         A. 75 cm/s.           B. 50 cm/s.          C. 100 cm/s.                 D. 25 cm/s.           
  1.  
Một sợi dây đàn hồi căng ngang, dài 60 cm, hai đầu cố định. Trên dây đang có sóng dừng với 3 bụng sóng, tần số sóng là 100 Hz. Tốc độ truyền sóng trên dây là   
A. 20 m/s.              B. 400 m/s.            C. 200 m/s.          D. 40 m/s.         
  1.  
Khi mức cường độ âm tại một điểm trong môi trường truyền âm tăng thêm 70 dB thì cường độ âm tại điểm đó tăng              A. 107 lần.                 B. 106 lần.                        C. 103 lần.           D. 105 lần.                
  1.  
Cường độ dòng điện qua một đoạn mạch có biểu thức i = 5\(\sqrt 2 \)cos100πt (A) (t tính bằng s). Cường độ dòng điện tức thời tại thời  điểm t = 2017 s là      A.  - 5 A .     B. 5\(\sqrt 2 \)A .         C.  - 5\(\sqrt 2 \)A .   D. 5 A .   
  1.  
Đặt điện áp u = \(U{ & _0}c{\rm{os}}(100\pi t - \frac{\pi }{6})\,(V)\)vào hai đầu đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện qua mạch là i= \({I_0}\cos (100\pi t + \frac{\pi }{6})\,(A)\). Hệ số công suất của đoạn mạch bằng :
A. 0,50.                  B.0,86.               C.1,00.              D.0,71.         
  1.  
Đặt điện áp \(u = {U_0}\cos (100\pi t - \frac{\pi }{3})(V)\) vào hai đầu một tụ điện có điện dung \(\frac{{{{2.10}^{ - 4}}}}{\pi }(F).\) Ở thời điểm điện áp giữa hai đầu tụ điện là 150 (V) thì cường độ dòng điện trong mạch là 4 (A). Biểu thức của cường độ dòng điện trong mạch là             
A. \(i = 5\cos (100\pi t - \frac{\pi }{6})(A).\)                        B. \(i = 4\sqrt 2 \cos (100\pi t + \frac{\pi }{6})(A).\)               
C. \(i = 5\cos (100\pi t + \frac{\pi }{6})(A).\)                        D. \(i = 4\sqrt 2 \cos (100\pi t - \frac{\pi }{6})(A).\)               
  1.  
Một máy biến áp có cuộn sơ cấp gồm 500 vòng dây và cuộn thứ cấp gồm 40 vòng dây. Mắc hai đầu cuộn sơ cấp vào mạng điện xoay chiều, khi đó điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp để hở là 20 V. Biết hao phí điện năng của máy biến áp là không đáng kể. Điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn sơ cấp có giá trị bằng          A. 250 V.   B. 500 V.              C. 1000 V.           D. 1,6 V.          
  1.  
Một máy phát điện xoay chiều một pha có phần cảm là rôto gồm 4 cặp cực (4 cực nam và 4 cực bắc). Để suất điện động do máy này sinh ra có tần số 50 Hz thì rôto phải quay với tốc độ
A. 25 vòng/phút.               B. 75 vòng/phút.                       C. 480 vòng/phút.          D. 750 vòng/phút.        
  1.  
Một mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do với chu kì T. Biết điện tích cực đại của một bản tụ điện có độ lớn là 10-8 C và cường độ dòng điện cực đại qua cuộn cảm là 62,8 mA . Giá trị của T là                 A. 1 µs.                    B. 4 µs.          C. 3 µs.                     D. 2 µs.             
  1.  
Một cái bể sâu 1,2 m chứa đầy nước. Một tia sáng Mặt Trời rọi vào mặt nước bể, dưới góc tới i, có tani = \(\frac{4}{3}\). Biết chiết suất của nước đối với ánh sáng đỏ và ánh sáng tím lần lượt là 1,328 và 1,343. Độ dài của vệt sáng tạo ở đáy bể là        A. 1,75 cm.        B. 1,25 cm.                C. 1,52 cm.  D. 1,57 cm.        
  1.  
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc có bước sóng l, khoảng cách giữa hai khe hẹp là a, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe hẹp đến màn quan sát là 2 m. Trên màn quan sát, tại điểm M cách vân sáng trung tâm 6 mm, có vân sáng bậc 5. Khi thay đổi khoảng cách giữa hai khe hẹp  một đoạn bằng 0,2 mm sao cho vị trí vân sáng trung tâm không thay đổi thì tại M có vân sáng bậc 6. Giá trị của l bằng        A. 0,45 mm.            B. 0,50 mm.                C. 0,55 mm.         D. 0,60 mm.              
  1.  
Một chất điểm dao động điều hòa theo quỹ đạo thẳng dài 14 cm với chu kì 1 s. Tốc độ trung bình của chất điểm từ thời điểm t0 chất điểm qua vị trí có li độ 3,5 cm theo chiều dương đến thời điểm gia tốc của chất điểm có độ lớn cực đại lần thứ 3 (kể từ t0) là  
A. 26,7 cm/s.                 B. 28,0 cm/s.                  C. 27,3 cm/s.                    D. 27 cm/s.               
  1.  
Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 200 V và tần số không đổi vào hai đầu A và B của đoạn mạch mắc nối tiếp theo thứ tự gồm biến trở R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C thay đổi. Gọi N là điểm nối giữa cuộn cảm thuần và tụ điện. Các giá trị R, L, C hữu hạn và khác không. Với C = C1 thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu biến trở R có giá trị không đổi và khác không khi thay đổi giá trị R của biến trở. Với C = \(\frac{{{C_1}}}{2}\) thì điện áp hiệu dụng giữa A và N bằng
A. 100 V.                 B. 200 V.                      C.  200\(\sqrt 2 \) V.         D. 100\(\sqrt 2 \) V.             
  1.  
Đặt điện áp u= \(150\sqrt 2 \cos 100\pi t\) (V) vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần 60 \(\Omega \), cuộn dây (có điện trở thuần) và tụ điện. Công suất tiêu thụ điện của đoạn mạch bằng 250 W. Nối hai bản tụ điện bằng một dây dẫn có điện trở không đáng kể. Khi đó, điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở bằng điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn dây và bằng \(50\sqrt 3 \) V. Dung kháng của tụ điện có giá trị bằng              A. \(15\sqrt 3 \Omega \).             B. \(60\sqrt 3 \Omega \).           C. \(45\sqrt 3 \Omega \).              D. \(30\sqrt 3 \Omega \).        
  1.  
Điện năng được truyền từ nơi phát đến một khu dân cư bằng đường dây một pha với hiệu suất truyền tải là 90%. Coi hao phí điện năng chỉ do tỏa nhiệt trên đường dây và không vượt quá  20%. Nếu công suất sử dụng điện của khu dân cư này tăng 20% và giữ nguyên điện áp ở nơi phát thì hiệu suất truyền tải điện năng trên chính đường dây đó là         A. 85,8%.    B. 89,2%.          C. 87,7%.        D. 92,8%.      
  1.  
Hai mạch dao động điện từ lý tưởng đang có dao động điện từ tự do. Điện tích của tụ điện trong mạch dao động thứ nhất và thứ hai lần lượt là q1 và q2 với \(4q{}_1^2 + q_2^2 = 1,{3.10^{ - 17}}\), q tính bằng C . Ở thời điểm t, điện tích của tụ điện và cường độ dòng điện trong mạch dao động thứ nhất lần lượt là 10-9 C và 6 mA, cường độ dòng điện trong mạch dao động thứ hai có độ lớn bằng 
A. 8 (mA).                B. 10 (mA).               C. 6 (mA).               D. 4 (mA).                        
  1.  
Một con lắc lò xo treo thẳng gồm vật nhỏ khối lượng m = 1 kg, lò xo nhẹ có độ cứng k = 100 N/m. Đặt một giá nằm ngang đỡ vật m để lò xo có chiều dài tự nhiên rồi cho giá đỡ chuyển động thẳng đứng xuống nhanh dần đều không vận tốc đầu với gia tốc a = 2 m/s2. Lấy g = 10 m/s2. Sau khi rời giá đỡ thì vật m dao động điều hòa với biên độ      A. 6 cm.         B. 2 cm.     C. 4 cm.     D. 8 cm.
  1.  
Đặt điện áp \(u = 200\sqrt 2 \cos 100\pi t\) (V) vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở 100 \(\Omega \) và cuộn cảm thuần có độ tự cảm \(\frac{1}{\pi }H\). Biểu thức cường độ dòng điện trong đoạn mạch là
A. \(i = 2\sqrt 2 \cos (100\pi t + \frac{\pi }{4})\) (A).                     B. \(i = 2\sqrt 2 \cos (100\pi t - \frac{\pi }{4})\) (A).           
C. \(i = 2\cos (100\pi t + \frac{\pi }{4})\) (A).                          D. \(i = 2\cos (100\pi t - \frac{\pi }{4})\) (A).                
  1.  
Hai nguồn sóng kết hợp S1 và S2 cách nhau 2 m dao động điều hòa cùng pha, phát ra hai sóng có bước sóng l = 1 m. Một điểm A nằm cách S1 một đoạn là \(\ell \) với AS1 vuông góc với S1S2. Giá trị cực đại của \(\ell \) để tại A có được cực đại của giao thoa là     A. 1,5 m.     B. 1 m.          C. 1,2 m.      D. 1,8 m.        
  1.  
Đoạn mạch gồm một cuộn dây có điện trở R, độ tự cảm L mắc nối tiếp với một tụ điện C . Đặt vào 2 đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều có tần số f. Cho biết điện áp hiệu dụng giữa 2 đầu đoạn mạch là 37,5 V. Ban đầu cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là 0,1 A, điện áp hiệu dụng giữa 2 đầu cuộn dây là 50 V và giữa 2 đầu tụ điện là 17,5 V. Cho tần số f thay đổi đến giá trị 330 Hz thì cường độ dòng điện hiệu dụng đạt cực đại. Giá trị  L và C là       
A. \(L = \frac{2}{{5\pi }}H\),\(C = \frac{{{{10}^{ - 3}}}}{{175\pi }}F\).                      B. \(L = \frac{2}{{5\pi }}H\),\(C = \frac{{{{10}^{ - 3}}}}{{75\pi }}F\).                  
C. \(L = \frac{1}{{2\pi }}H\), \(C = \frac{{{{10}^{ - 3}}}}{{175\pi }}F\).                     D. \(L = \frac{1}{{2\pi }}H\),\(C = \frac{{{{10}^{ - 3}}}}{{75\pi }}F\).                
  1.  
Cuộn dây có điện trở 10 W và độ tự cảm \(\frac{{\sqrt 3 }}{{10\pi }}\)H mắc nối tiếp với một hộp kín X chỉ gồm 2 trong 3 phần tử: điện trở thuần, cuộn dây thuần cảm, tụ điện. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều \(u = 100\sqrt 2 \cos (100\pi t + \frac{\pi }{4})\)V thì thấy điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn dây là 40 V và ở hai đầu hộp kín X là 60 V. Các phần tử trong hộp X có giá trị     
A. \({R_X} = 10\;\Omega ,\;{L_X} = \frac{{\sqrt 3 }}{\pi }H\).            B. \({R_X} = 40\;\Omega ,\;{C_X} = \frac{{{{10}^{ - 4}}}}{{3\pi }}H\).        
C. \({R_X} = 14,1\;\Omega ,\;{C_X} = \frac{{{{10}^{ - 4}}}}{{3\pi }}H\).        D. \({R_X} = 15\;\Omega ,\;{L_X} = \frac{{3\sqrt 3 }}{{20\pi }}H\).