ĐỀ THI THỬ THPT QG NĂM 2017 - MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN - TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO - TP HCM

ĐỀ THI THỬ THPT QG NĂM 2017 - MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN - TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO - TP HCM

SỞ GD & ĐT TP. HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO

 

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA ĐỢT 4

MÔN: GDCD – KHỐI D+C

Ngày thi: 14/03/2017

Thời gian làm bài: 50 phút;

(40 câu trắc nghiệm)

 

 

Mã đề thi 129

     

Câu 1: Nội dung nào sau đây thể hiện quyền bình đẳng trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình

A. Tự do lựa chọn nghề nghiệp phù phợp với khả năng của mình

B. Cùng đóng góp công sức để duy trì đời sống phù hợp với khả năng của mình

C. Thực hiện đúng các giao kết trong hợp đồng lao động

D. Đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động.

Câu 2: Trong lĩnh vực chính trị, quyền bình đẳng giữa các dân tộc được thể hiện ở:

A. phong tục, tập quán của địa phương.                  

B. truyền thống của dân tộc.

C. quy ước, hương ước của thôn, bản.                    

D. quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

Câu 3: Công dân được đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, xâm hại lợi ích hợp pháp của mình bằng quyền

A. Khiếu nại                                                             B. Tố cáo

C. Tham gia quản lý nhà nước, xã hội                     D. Tự do ngôn luận

Câu 4: Vi phạm pháp luật có các dấu hiệu:

A. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.

B. Lỗi của chủ thể.

C. Là hành vi trái pháp luật.

D. Là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.

Câu 5: Khẳng định: công dân được khuến khích để phát triển tài năng thuộc quyền nào dưới đây

A. Quyền sáng tạo                                                  

B. Quyền được phát triển

C. Quyền học tập                                                    

D. Quyền bính đẳng

Câu 6:  Nội dung nào sau đây thể hiện sự bình đẳng giữa anh chị em trong gia đình:

A. Yêu quý kính trọng ông bà cha mẹ.

B. Không phân biệt đối xử giữa các anh chị em.

C. Đùm bọc, nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ.

D. Sống mẫu mực và noi gương tốt cho nhau.

Câu 7: Những ai được thực hiện quyền tố cáo:

A. Mọi công dân.                                                    

B. Mọi cá nhân, tổ chức

C. Những người không vi phạm pháp luật             

D. Những công dân đủ 18 tuổi trở lên

Câu 8: Việc Nhà nước quy định tỉ lệ thích hợp người dân tộc trong các cơ quan dân cử thể hiện quyền bình đẳng về

A. Giáo dục.                    B. Kinh tế.                       C. Văn hóa.                     D. Chính trị.

Câu 9: Khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng kí kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân là thời kì:

A. Li hôn                         B. Hôn nhân                    C. Hòa giải                      D. Li thân.

Câu 10: Pháp luật là phương tiện để công dân

A. Thực hiện và bảo vệ mọi quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

B. Tự bảo vệ mình.

C. Bảo vệ mọi quyền lợi của mình.

D. Thực hiện quyền tự do của mình.

Câu 11: Vi phạm dân sự là hành vi:

A. Xâm phạm các quan hệ tài sản                                                  

B. Xâm phạm các quan hệ nhân thân.

C. Xâm phạm các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.            

D. Xâm phạm các quan hệ sở hữu.

Câu 12: Nam công dân từ 18 đến 27 tuổi phải thực hiện nghĩa vụ quân sự, thuộc hình thức thực hiện pháp luật nào?

A. Thi hành pháp luật      B. Sử dụng pháp luật      

C. Tuân thủ pháp luật       D. Áp dụng pháp luật

Câu 13: Nội dung cơ bản của pháp luật bao gồm :

A. Quy định các hành vi không được làm.

B. Các chuẩn mực thuộc về đời sống tinh thần, tình cảm của con người.

C. Các quy tắc xử sự (việc được làm, việc phải làm, việc không được làm)

D. Quy định các bổn phận của công dân.

Câu 14: Vi phạm hành chính là hành vi:

A. Xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước.          

B. Xâm phạm các nguyên tắc quản lý nhà nước.

C. Xâm phạm các quy tắc quản lý xã hội.               

D. Xâm phạm các nguyên tắc quản lý đất nước.

Câu 15: Hiến pháp 1992 qui định mọi công dân

A. Từ 18 đến 21 tuổi có quyền bầu cử và ứng cử

B. Đủ 18 tuổi có quyền bầu cử, đủ 21 tuổi có quyền ứng cử

C. Đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và ứng cử

D. Đủ 21 tuổi trở lên có quyền bầu cử và ứng cử

Câu 16: Nguồn gốc của pháp luật là :

A. Là các quy tắc xử sự trong đời sống xã hội , được nhà nước ghi nhận thành các quy phạm pháp luật

B. Đạo đức là gốc của pháp luật .

C. Ý chí và lợi ích của giai cấp thống trị .

D. Phong tục ,tập quán sinh hoạt và truyền thống văn hóa  dân tộc .

Câu 17: Bài thơ do học sinh sáng tác được đăng báo thuộc quyền nào dưới đây của công dân:

A. Quyền phát minh, sáng chế.                               

B. Quyền sở hữu công nghiệp

C. Quyền được phát triển                                        

D. Quyền tác giả

Câu 18: Các chương trình phát triển kinh tế - xã hội do Nhà nước ban hành đối với những vùng đồng bảo dân tộc đặc biệt khó khăn thể hiện sự bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực

A. Chính trị.                    B. Kinh tế.                       C. Văn hóa.                     D. Giáo dục.

Câu 19: Pháp luật là phương tiện để nhà nước:

A. Bảo vệ chế độ xã hội.                                         

B. Bảo vệ tài sản của nhà nước.

C. Bảo vệ hòa bình.                                                

D. Quản lý xã hội.

Câu 20: Khi thuê nhà của ông T, ông A đã tự sửa chữa, cải tạo mà không hỏi ý kiến của ông T. Hành vi này của ông A là hành vi vi phạm

A. hành chính.                 B. kỉ luật.                         C. dân sự.                        D. hình sự.

Câu 21: Cố ý đánh người gây thương tích nặng là hành vi vi phạm

A. Hình sự.                     B. Dân sự.                       C. hành chính                  D. kỉ luật.

Câu 22: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới ………..

A. Các quy tắc quản lý nhà nước.                           

B. Các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.

C. Các quan hệ lao động, công vụ nhà nước.          

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 23: Pháp luật là phương tiện để nhà nước thực hiện vai trò

A. Bảo vệ công dân.        B. Quản lý xã hội.           

C. Quả lý công dân.         D. Bảo vệ nhà nước.

Câu 24: Vi phạm hình sự là:

A. Hành vi nguy hiểm cho xã hội.                          

B. Hành vi đặc biệt nguy hiểm cho xã hội.

C. Hành vi rất nguy hiểm cho xã hội.                     

D. Hành vi tương đối nguy hiểm ho xã hội.

Câu 25: Bản chất của pháp luật là :

A. Pháp luật có tính cộng đồng.                              

B. Pháp luật có tính  nhân dân rộng rãi.

C. Pháp luật có tính giai cấp và tính hội sâu sắc.     

D. Pháp luật có tính giai cấp.

Câu 26: Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân được thực hiện bằng việc làm nào sau đây?

A. Tham gia phòng, chống tệ nạn xã hội tại nhà trường

B. Tham gia lao động công ích ở địa phương.

C. Tuyên truyền chính sách của Nhà nước ờ cộng đồng dân cư.

D. Tham gia giám sát, kiểm tra dự án xây dựng nhà văn hóa xã.

Câu 27: Pháp luật là:

A. Những luật và điều luật cụ thể trong thực tế đời sống.

B. Hệ thống các văn bản và nghị định do các cấp ban hành và thực hiện .

C. Hệ thống các quy tắc sử xự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

D. Hệ thống các quy tắc sử xự được hình thành theo điều kiện cụ thể của từng địa phương.

Câu 28: công dân vi phạm pháp luật nào thì bị coi là tội phạm :

A. Pháp luật hành chính .                                         B. Pháp luật dân sự.

C. Pháp luật kỷ luật.                                                 D. Pháp luật hình sự.

Câu 29: Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục tập quán truyền thống văn hoá tốt đẹp của mình thể hiện sự bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực

A. Chính trị.                    B. Văn hóa, giáo dục.      C. Kinh tế.                       D. Xã hội.

Câu 30: Quyền ứng cử của công dân có thể thực hiện bằng

A. 3 con đường               B. 1 con đường                C. 2 con đường               D. 4 con đường

Câu 31: Quyền học tập của công dân có nghĩa là công dân có quyền học bất cứ ngành, nghề nào theo

A. sở thích .                                               

B. năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện bản thân.

C. nguyện vọng .                                       

D. năng khiếu .

Câu 32: Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế được thể hiện:

A. Kinh tế là cơ sở để sinh ra pháp luật.

B. Pháp luật và kinh tế đều là những phương tiện cần thiết của Nhà nước.

C. Pháp luật là sự thể hiện của kinh tế.

D. Pháp luật vừa phụ thuộc vào kinh tế, vừa tác động trở lại đối với kinh tế.

Câu 33: Pháp luật ra đời khi nào :

A. Thời phong kiến .                                               

B. Khi có nhà nước

C. Thời nguyên thủy.                                              

D. Khi xã hội có sự phân chia giai cấp.

Câu 34: Luât Hôn nhân và gia đình năm 2000 ở điều 34 khẳng định chung “ cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con”. Điều này phù hợp với :

A. Hiến pháp.

B. Nguyện vọng của mọi công dân.

C. Chuẩn mực đời sống tình cảm, tinh thần của con người.

D. Quy tắc xử sự trong đời sống xã hội.

Câu 35: Thực hiện tốt quyền học tập, sáng tạo và phát triển sẽ đem lại điều gì?

A. Bồi dưỡng nhân tà                                              

B. Tạo ra sự công bằng, bình đẳng

C. Khuyến khích mọi người học tập                       

D. Sự phát triển toàn diện của công dân

Câu 36: Người  phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi là:

A. Từ 18 tuổi trở lên.                                              

B. Từ đủ 16 tuổi trở lên.

C. Từ đủ 14 tuổi trở lên.                                         

D. Từ đủ 18 tuổi trở lên.

Câu 37: Phương tiện quan trọng nhất để nhà nước quản lý xã hội là

A. Kinh tế .                      B. Đạo đức.                    

C. Pháp luật .                   D. Phong tuc ,tập quán.

Câu 38: Vi phạm kỷ luật là hành vi:

A. Xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước.

B. Xâm phạm các quan hệ công vụ nhà nước.

C. Xâm phạm các quan hệ lao động.

D. Xâm phạm các quan hệ về kỷ luật lao động.

Câu 39: Một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với quy phạm đạo đức là:

A. Pháp luật có tính quy phạm.                               

B. Pháp luật có tính bắt buộc chung.

C. Pháp luật có tính quyền lực.                               

D. Pháp luật có tính quyền lực, bắt buộc chung.

Câu 40: Anh K mới học hết lớp 9 đã học hỏi, mày mò chế tạo được máy cắt lúa, anh K đã thực hiện quyền nào sau đây:

A. Quyền được phát triển                                        

B. Quyền học tập

C. Quyền sáng tạo                                                  

D. Quyền bình đẳng trong nghiên cứu khoa học

----------- HẾT ----------