ĐỀ THI THỬ THPT QG NĂM 2017 - MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN - TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN -BẮC GIANG

ĐỀ THI THỬ THPT QG NĂM 2017 - MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN - TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN -BẮC GIANG

SỞ GD&ĐT BẮC GIANG

TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN

 

 

 

 

ĐỀ THI THỬ KỲ THI THPT QUỐC GIA LẦN 1

 Năm học 2016- 2017

Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI LỚP 12 THPT

Phân môn: GDCD 12

Thời gian làm bài: 30 phút

 

Mã đề thi 132

     

Họ, tên thí sinh:....................................................................Số báo danh………………………….

 

Câu 1: Buộc các chủ thể vi phạm pháp luật phải chấm dứt hành vi trái pháp luật thể hiện

A. mục đích của trách nhiệm pháp lí.                       B. vai trò của trách nhiệm pháp lí.

C. nhiệm vụ của trách nhiệm pháp lí.                       D. vị trí của trách nhiệm pháp lí.

Câu 2: Pháp luật có tính quyền lực, bắt buộc chung vì

A. pháp luật bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức.

B. pháp luật có tính bắt buộc do nhà nước thực hiện.

C. pháp luật có tính cưỡng chế do nhà nước thực hiện.

D. pháp luật do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước, bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức.

Câu 3: Tòa án ra quyết định tuyên phạt cải tạo không giam giữ và yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với người đốt rừng, phá rừng trái phép. Tòa án đã thực hiện pháp luật theo hình thức

A. tuân thủ pháp luật.      B. áp dụng pháp luật.       C. sử dụng pháp luật.      D. thi hành pháp luật.

Câu 4: Chị T không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy trên đường. Trong trường hợp này chị T đã không

A. sử dụng pháp luật.      B. tuân thủ pháp luật.       C. thi hành pháp luật.      D. áp dụng pháp luật

Câu 5: Công dân A không tham gia buôn bán, tàng trữ và sử dụng các chất ma túy. Trong trường hợp này, công dân A đã thực hiện pháp luật theo hình thức

A. tuân thủ pháp luật.      B. sử dụng pháp luật.       C. thi hành pháp luật.      D. áp dụng pháp luật.

Câu 6: Người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình gây ra?

A. Từ đủ 18 tuổi trở lên.                                          B. Từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi.

C. Từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi.                                 D. Từ đủ 16 tuổi trở lên.

Câu 7: Bùi Văn B vốn có hiềm khích trước với Thân Trọng C vì cho rằng C cùng nhóm bạn chơi xấu mình. Một lần, biết C đi học về muộn, B xếp sẵn mấy viên gạch trên đường gần nhà bạn. Vì trời tối, C không nhìn thấy những viên gạch chặn đường nên đã ngã nhào cả người và xe đạp xuống đường bê tông và phải đi cấp cứu vì bị thương ở đầu.

Căn cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật của B là hành vi

A. vô ý vì nghĩ rằng bạn không sao.                        B. cố ý chặn đường để cảnh cáo bạn.

C. cố ý gây thương tích cho người khác.                  D. vô ý gây thương tích cho người khác.

Câu 8: Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện ý chí của

A. giai cấp công nhân.

B. tầng lớp trí thức.

C. giai cấp công nhân và đa số nhân dân lao động.

D. giai cấp nông dân.

Câu 9: Sự điều chỉnh hành vi của pháp luật là sự điều chỉnh mang tính

A. bắt buộc, tự nguyện.   B. bắt buộc, cưỡng chế.   C. tự giác, chủ động.       D. chủ động, tự giác.

Câu 10: Anh Trần Văn H thường xuyên đi làm muộn, một vài lần còn tự ý bỏ về sớm. Hành vi của anh H là vi phạm

A. hành chính.                 B. dân sự.                        C. hình sự.                      D. kỷ luật.

Câu 11: Hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức được gọi là

A. thi hành pháp luật.                                               B. thực hiện pháp luật.

C. đặc trưng của pháp luật.                                      D. tuân thủ pháp luật.

Câu 12: Pháp luật là phương tiện để công dân

A. lợi ích kinh tế của mình.                                      B. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

C. bảo vệ các quyền của mình.                                 D. bảo vệ quyền và lợi ích của mình.

Câu 13: Trong Pháp luật, mỗi quy tắc xử sự thường được thể hiện bằng một

A. quy phạm pháp luật.                                            B. nguyên tắc.

C. chế định luật.                                                       D. điều khoản.

Câu 14: Luật Giáo dục 2005  quy định “Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân” (Điều 10). Nội dung này  phù hợp với Hiến Pháp 2013 (Điều 39) là thể hiện

A. tính quyền lực của pháp luật.

B. tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức của pháp luật.

C. tính quyền lực, bắt buộc chung của pháp luật.

D. tính phổ biến của pháp luật.

Câu 15: Nội dung nào sau đây không phải là dấu hiệu của vi phạm pháp luật?

A. Cố ý làm thất thoát tài sản của nhà nước.

B. Điều khiển xe máy không có giấy phép lái xe..

C. Giao hàng không đúng hẹn do mưa lũ.

D. Xả chất thải công nghiệp chưa qua xử lí ra môi trường.

Câu 16: Các hình thức xử phạt chính đối với vi phạm hành chính là

A. cảnh cáo, hạ bậc lương.                                      B. khiển trách, phạt tiền.

C. phạt tiền, phạt tù.                                                 D. cảnh cáo, phạt tiền.

Câu 17: Công dân Nguyễn Văn A lên đường nhập ngũ, trong trường hợp này anh A đã

A. thi hành pháp luật.      B. áp dụng pháp luật.       C. tuân thủ pháp luật.      D. sử dụng pháp luật.

Câu 18: Trong các phương án sau, phương án nào là đặc trưng của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.                                     B. Tính khuôn mẫu, quy phạm.

C. Tính khuôn mẫu, phổ biến.                                 D. Tính quy định, khuôn thước.

Câu 19: Căn cứ vào đâu để phân chia ra các loại vi phạm pháp luật?

A. Đối tượng bị xâm phạm.

B. Tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi.

C. Hành vi trái pháp luật.

D. Đối tượng bị xâm phạm, mức độ và tính chất nguy hiểm của hành vi.

Câu 20: Thực hiện pháp luật có

A. 5 hình thức.                B. 2 hình thức.                 C. 4 hình thức.                D. 3 hình thức.

----------- HẾT ----------