Từ đồng âm là gì? Tác dụng và những loại từ đồng âm cơ bản

Từ rất lâu trước đây, tiếng Việt đã là ngôn ngữ đa dạng, phong phú nhưng cũng không kém phần phức tạp. Không ít người phải thốt lên rằng “phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam", điều đó đã khiến chúng ta lúng túng trong cách sử dụng.

1. Khái niệm từ đồng âm

Từ đồng âm được hiểu là các từ trùng nhau về cách viết và cách đọc, có thể gọi chung là hình thức ngữ âm giống nhau. Tuy nhiên, chúng là khác nhau về khía cạnh ngữ nghĩa từ.

Để hiểu được từ đó một cách đầy đủ và chi tiết thì người dùng phải đặt vào một hoàn cảnh cụ thể, câu văn hay lời nói đó ám chỉ đến một đối tượng nhất định.

2. Tác dụng của từ đồng âm

Đối với văn học, đặc biệt là văn học dân gian, từ đồng âm được sử dụng khá phổ biến do những tác dụng dưới đây của chúng:

- Tạo hiệu quả nghệ thuật cao

- Khi diễn đạt dùng từ đồng âm có thể tạo sự liên tưởng, câu văn thú vị hoặc ngầm chế giễu, châm biếm.

Bởi lẽ, từ khái niệm có thể nhận thấy từ đồng âm có phần phát âm, cấu tạo âm thanh giống nhau nhưng đặt vào các hoàn cảnh khác nhau, chúng lại có nghĩa riêng. Những trường hợp như thế này được bắt gặp thường xuyên trong tiếng Hán và tiếng Việt.

Tuy nhiên, bạn cũng cần phân định rõ được từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Từ nhiều nghĩa là từ có các nghĩa khác nhau mặc dù gần giống nhau.

3. Những loại từ đồng âm cơ bản

Bởi vì tuỳ thuộc vào từng ngữ cảnh, từ đồng âm sẽ được phân tách thành bốn loại chính dưới đây. Hãy cùng Kinhcan.vn tìm hiểu, nắm chắc để chuẩn bị vận dụng cho phần ví dụ từ đồng âm nhé!

3.1. Đồng âm từ vựng

Khái niệm: Đồng âm từ vựng có nghĩa là các từ giống nhau hoàn toàn về cách phát âm, cách đọc, thuộc cùng loại từ nhưng ở hoàn cảnh cụ thể, chúng lại có nghĩa hoàn toàn khác nhau.

Ví dụ: Má tôi vừa đi mua rau má về ăn.

Trong câu văn trên, từ “má" được lặp lại hai lần nhưng nghĩa của chúng lại hoàn toàn khác nhau. Ta sẽ được nghĩa rõ ràng sau khi phân tích:

        +) Má 1 được hiểu là người mẹ, một số nơi còn hay gọi là bu, u, bầm.

        +) Má 2 ám chỉ loại rau má, một loại thực phẩm, thức ăn của con người.

Thấy rằng, xét về mặt âm thanh hai từ “má" này hoàn toàn giống nhau nhưng ý nghĩa của chúng lại không hề có sự liên quan.

3.2. Đồng âm từ và tiếng

Khái niệm: Đồng âm từ hoặc tiếng có thể khác nhau về cấp độ, kích thước, từ loại nhưng không được phép vượt quá một từ hay một tiếng.

Ví dụ: Con chim sáo - Hoàng thổi sáo

Thấy rằng, sáo 1 là chỉ con chim sáo, một loại động vật tức là danh từ. Còn sáo 2 là chỉ âm thanh phát ra từ cây sáo mà Hoàng là người tác động, “sáo” ở đây là động từ.

3.3. Đồng âm từ vựng, ngữ pháp

Khái niệm: Đồng âm từ vựng, ngữ pháp hiểu đơn giản là các từ có cùng cách phát âm, cách đọc nhưng khác nhau về từ loại.

Ví dụ: Cô ấy đi câu cá cùng bố - Tôi còn chưa nói hết câu

+) “Câu” 1 là động từ, biểu thị cho hành động cô gái cùng bố đang đi săn bắt cá.

+) “Câu” 2 là danh từ, được hiểu là lời nói của ai đó tạo ra bằng cách phát âm từ cuống họng rồi bật ra ngoài miệng.

3.4. Đồng âm với tiếng nước ngoài

Đồng âm với tiếng nước ngoài thông qua phiên dịch cũng được sử dụng nhiều trong cuộc sống hiện nay.

Ví dụ: Cô ấy vừa gặp mấy con sâu - Một show (sâu) diễn vừa bắt đầu

        +) Trong câu thứ nhất, sâu có nghĩa là một lớp (sinh vật) thuộc ngành động vật không xương sống.

        +) Ở câu hai, show (sâu) là buổi biểu diễn, nơi các sự kiện về âm nhạc, lễ trao giải, thời trang sẽ diễn ra.

4. Ví dụ từ đồng âm

Từ đồng âm được bắt gặp phổ biến trong văn chương và đời sống, đối tượng sử dụng loại từ này cũng không bị giới hạn nên được nhiều người ưa chuộng. Để hiểu hơn, hãy cùng Kinhcan.vn tìm hiểu và làm rõ qua các ví dụ từ đồng âm ngay dưới đây nhé!

Ví dụ 1: Ba con lợn - Ba của Hoàng - Kiềng ba chân.

Tuy có cùng phát âm là “ba", từ được cấu tạo bởi hai chữ “B” và “A" nhưng trong các cụm từ trên, mỗi ví dụ thì “ba" lại có nghĩa khác nhau. Cụ thể như sau:

  • “Ba" trong ba con lợn là số lượng động vật.
  • “Ba" trong ba của Hoàng chỉ con người, người mà đã nuôi dưỡng và sinh ra Hoàng. Ở các vùng miền khác nhau, ba còn được gọi là bố, thầy, tía.
  • “Ba" trong kiềng ba chân là chỉ phần chân của loại đồ dùng bằng sắt, thường có hình vòng cung và để đặt nồi lên khi nấu.

Ví dụ 2: Đường cát - Đường cái

Tuy cùng là “đường" nhưng thêm từ khác nhau ở phía sau, hai từ “đường” lại mang nghĩa hoàn toàn khác nhau. Một bên là chỉ đường ăn, gia vị được sử dụng trong việc nấu nướng hằng ngày. Từ còn lại là để chỉ đường đi, con đường mà người dân đi lại.

Ví dụ 3: Mang cá về kho

Trong câu trên, kho có thể được hiểu theo hai nghĩa khác nhau:

  • Trường hợp 1: Người ta sẽ mang cá về chế biến rồi kho thành món ăn, đây là kiểu nấu quen thuộc của người dân Việt Nam.
  • Trường hợp 2: “Kho” ở đây là nơi lưu trữ, mang cá về kho tức là đem chúng cất vào dự trữ đồ ăn lớn.

Ví dụ 4: Lợi thì có lợi mà răng không còn

Trong câu văn này, từ “lợi” xuất hiện hai lần nhưng ý nghĩa của chúng lại hoàn toàn khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Từ “lợi” xuất hiện đầu tiên ý chỉ bộ phận cơ thể con người, phần thịt bao giữ xung quanh chân răng. Lợi được coi như tấm khiên bảo vệ chân tăng, giúp cố định răng.
  • Từ “lợi" xuất hiện từ hai lại có nghĩa là lợi ích, con người sẽ làm điều gì đó có lợi cho bản thân mình hoặc với những người yêu thương xung quanh.

Bài tập vận dụng: Bạn hãy phân biệt nghĩa của một số ví dụ từ đồng âm dưới đây

  1. Đồng xu - Đồng nghĩa
  2. Phân loại - Phân bón
  3. Ốc vít - Ốc luộc
  4. Châu báu - Châu Á
  5. Bông tai - Bông hoa

Sau khi hoàn thành bài tập vận dụng, đừng quên để lại bình luận về cách giải thích nghĩa của từng trường hợp nhé!

5. Cách dùng từ đồng âm

Bản chất của từ đồng âm là cách đọc, cách phát âm cũng như cấu tạo từ giống nhau nhưng nghĩa là khác khi giao tiếp, trò chuyện nên người đọc, người nghe cần phải chú ý đến hoàn cảnh để tránh hiểu sai, hiểu sót nghĩ của người nói, người viết.

Để làm được để điều, trước tiên người viết hay người nói cũng cần sử dụng từ đồng âm một cách thông thái. Trước tiên, cần phải tránh sử dụng từ có nghĩa đôi để giao tiếp với người lạ, đặc biệt là với những người nước ngoài mới đến hoặc thậm chí là đến Việt Nam lâu.

Khi sử dụng từ đồng âm, trước hoặc sau nó cần phải có phần phụ để giải thích, làm rõ nghĩa cũng như ngữ cảnh của câu nói. Bạn cũng có thể sử dụng các dấu câu để phân biệt từ đồng âm, tách từ thành hai vế hoặc trực tiếp xuống dòng. Với trường hợp là nói, hãy có sự ngắt nghỉ đúng lúc, đúng chỗ.

Tuy nhiên, nếu bạn đang trò chuyện với người quen, những người am hiểu hay muốn nói giảm nói tránh đi nghĩa của câu thì có thể dùng với nghĩa nước đôi. Cách sử dụng từ đồng âm này thường bắt gặp trong tục ngữ, thành ngữ hay chơi chữ hiện nay.

6. Từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa

Trong văn học, từ đồng âm rất dễ bị nhầm lẫn với từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa nên để làm rõ, phân tách khái niệm thì Kinhcan.vn sẽ gửi đến các bạn một số thông tin, nội dung liên quan đến hai loại từ này.

6.1. Từ đồng nghĩa là gì?

- Khái niệm: Từ đồng nghĩa được hiểu là các từ có điểm chung về nghĩa, một phần hoặc toàn phần nhưng cách phát âm khác nhau. Chúng có thể phân biệt bằng một số sắc thái câu từ hoặc phong cách.

- Từ đồng nghĩa gồm có hai loại, đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn. Trong đó:

        +) Đồng nghĩa hoàn toàn là những từ có ý nghĩa giống nhau, được dùng để thay thế trong câu văn, lời nói mà không làm thay đổi nghĩa của câu.

        +) Đồng nghĩa một phần hay đồng nghĩa không hoàn toàn tức là, ý nghĩa có thể tương đồng nhưng sắc thái biểu thị lại khác nhau. Loại từ này buộc người dùng phải cân nhắc về ngữ cảnh và văn phòng của câu, từ đó sử dụng cho phù hợp.

Ví dụ:

  • Đồng nghĩa hoàn toàn: Cha - Ba - Thầy - Tía - Bố. Bốn từ này đều có ý nghĩa giống nhau, có thể dùng thay thế linh hoạt mà không khiến ý nghĩa câu văn thay đổi.
  • Đồng nghĩa một phần: Tử nạn - Hy sinh. Hai từ này tuy có cách phát âm, cách viết khác nhau nhưng đều nói về cái chết, sự ra đi anh dũng của một người.

6.2. Từ trái nghĩa là gì?

Khái niệm: Từ trái nghĩa được hiểu là những từ, cặp từ có nghĩa trái ngược nhau nhưng giữa chúng vẫn tồn tại mối liên hệ. Loại từ này có thể chung tính chất, hành động nhưng ý nghĩa lại có sự trái ngược nhau.

Ví dụ: Một số cặp từ có nghĩa trái ngược nhau như cao - thấp, béo - gầy, sướng - khổ, xấu - đẹp, khoẻ - yếu, cười - khóc, vui - buồn.

Trong một câu, chúng có thể được sử dụng riêng lẻ hoặc cũng có thể được sử dụng cùng lúc để so sánh giữa sự vật, sự việc, hiện tượng A với sự vật, sự việc, hiện tượng B. Mục đích của việc sử dụng từ trái nghĩa là để nhấn mạnh, tăng sự chú ý cho câu văn.

6.3. So sánh ba loại từ đồng âm - đồng nghĩa - trái nghĩa

Để phân biệt rõ hơn từ đồng âm, từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa thì Kinhcan.vn sẽ lập một bảng để so sánh về ngữ âm, ngữ nghĩa của ba loại từ này. Đồng thời lấy ví dụ đơn giản ngay phía dưới mỗi từ loại, giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm.

 

Từ đồng âm

Từ đồng nghĩa

Từ trái nghĩa

Ngữ âm

Giống nhau

Khác nhau, không có bất kỳ mối liên hệ nào

Trái ngược nhau nhưng vẫn tồn tại mối liên hệ nhất định

Ngữ nghĩa

Khác nhau, không có mối liên hệ nào

Giống nhau, giữa chúng có mối liên hệ tương đồng

Có thể chung tính chất, hành động nhưng ý nghĩa lại trái ngược nhau hoàn toàn

Ví dụ

giá sách - giá đỡ

mẹ - u - bầm - má

to - nhỏ; lớn - bé

LỜI KẾT

Trên đây là toàn bộ khái niệm, tác dụng, các loại cùng ví dụ từ đồng âm mà Kinhcan.vn muốn gửi đến các bạn. Mong rằng phần mở rộng về từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa sẽ giúp các bạn dễ dàng phân biệt, thuận tiện sử dụng trong thời gian tới.