Từ đơn là gì? Khái niệm, phân loại và bài tập ứng dụng

Với ngữ pháp tiếng Việt, từ đơn là một thành phần vô cùng quan trọng, không thể thiếu. Chính vì vậy, Kinhcan.vn sẽ giúp bạn đọc nắm vững, mở rộng kiến thức về loại từ này qua bài viết dưới đây, đồng thời phân biệt từ đơn và từ phức.

1. Từ đơn là gì?

Trước khi tiến hành công cuộc tìm hiểu về từ đơn, bạn đọc cần hiểu rõ một số khái niệm cơ bản gồm định nghĩa của tiếng, khái niệm về từ.

1.1. Tiếng là như thế nào?

Là đơn vị cấu tạo nên từ, tiếng có thể rõ ràng về nghĩa hoặc không. Để làm rõ điều này, Kinhcan.vn sẽ sử dụng ví dụ “đất đai”, một từ phức được tạo thành bởi hai tiếng “đất” và “đai”. Trong đó, tiếng “đất” có ý nghĩa nhất định còn “đai” thì vô nghĩa.

1.2. Định nghĩa từ

Là đơn vị nhỏ nhất mang ý nghĩa hoàn chỉnh, từ được sử dụng để cấu tạo nên câu. Với chức năng đa dạng, từ sở hữu nhiều công dụng như tính từ, động từ hay danh từ. Về phân loại, từ được chia thành hai loại chính gồm từ đơn và từ phức.

Nếu từ phức được tạo thành bởi hai tiếng trở lên thì từ đơn chỉ tồn tại một tiếng duy nhất. Một ví dụ điển hình là“xinh đẹp”, từ phức sở hữu hai tiếng “xinh” và “đẹp”. Trong khi đó, từ đơn như “gỗ” chỉ sở hữu một tiếng duy nhất.

1.3. Khái niệm từ đơn

Cấu thành bởi một tiếng, từ đơn là thành phần nhỏ nhất để tạo nên câu. Dù chỉ sở hữu một âm tiết, từ đơn vẫn có ý nghĩa nhất định. Sở hữu cấu tạo đơn giản, ý nghĩa của từ đơn thường ngắn gọn, rõ ràng và dễ hiểu.


 

Một số ví dụ nổi bật về từ đơn gồm sách, bàn, vở, bút, thước, tủ, ghế, mâm, kệ, giá, thuốc, kẹo, bánh, trà, nước, khiêng, hiền, núi, sông, anh, em, xinh, áo, quần, váy, mũ, nón, vác, giày, tay, chân, ác, mắt, mũi, đầu, cổ, mồm, miệng, đạp, tường, nhà, hồ, cầu hay xấu.

1.4. Cấu tạo từ đơn

Do cấu tạo gồm một tiếng, cấu trúc của từ đơn chính là cấu trúc của tiếng tạo nên nó. Chính vì vậy, cấu tạo của từ đơn bao hàm các đơn vị là thanh, âm và vần:

- Âm: Tiếng Việt sở hữu tổng cộng 11 nguyên âm gồm a, ă, â, i, e, ê, ư, u, o, ô, ơ và hơn hai mươi phụ âm là b, c, d, đ, g, h, ch, gh, k, kh, l, m, n, nh, ng, nhg, p, ph, q, r, s, t, tr, th, v, x

- Vần thì sở hữu ba phần cơ bản là âm chính, âm đệm và âm cuối.

- Thanh trong tiếng Việt được chia làm sáu loại chính gồm thanh sắc, thanh huyền, thanh ngang, thanh nặng, thanh ngã và thanh hỏi, đơn cử từ “kệ” là thanh nặng hoặc “trà là thanh huyền.

2. Phân loại từ đơn

Với đặc tính về âm luật, từ đơn được phân thành hai loại cơ bản là từ đơn một âm tiết và từ đơn đa âm tiết.


 

Trong đó, từ đơn một âm tiết chỉ sở hữu một âm tiết duy nhất như bánh, quả, thịt, cá, tay, chân, mũi, miệng, da, tóc, ăn, uống, đẹp, độc hay túi. Từ đơn đa âm tiết thì cấu thành bởi hai âm tiết trở lên và thường là bản phiên âm tiếng nước ngoài, đơn cử ti-vi, ô-tô, ghi-đông hoặc ra-da.

3. Từ phức là gì

Nhằm phân biệt từ đơn với từ phức, bạn đọc cần nắm rõ khái niệm, cấu tạo và phân loại của hai dạng từ. Những nội dung liên quan đến từ phức sẽ được Kinhcan.vn trình bày ở bên dưới.

3.1. Định nghĩa và cấu tạo của từ phức

Cấu thành bởi hai tiếng trở lên, từ phức sử dụng phương pháp ghép nhiều tiếng với nhau để tạo thành từ có nghĩa. Khi đứng độc lập, các tiếng trong từ phức có thể mang ý nghĩa hoặc không.


 

Từ phức sở hữu vô vàn ví dụ, tiêu biểu như xinh đẹp, tuyệt vời, cẩn thận, dây buộc tóc, đất nước, lảnh lót, lung linh, long lanh, bầu trời, giếng nước, mặt đất, mặt trời, quần áo, ông bà, bố mẹ, gia đình, tuổi thọ, trường học, sức khỏe, trẻ thơ, dễ thương hay sắp xếp.

Nhằm làm rõ khái niệm từ phức, Kinhcan.vn sẽ phân tích từ “sức khỏe”. Trong từ phức này, “sức” mang nghĩa là sức lực, khả năng làm việc của con người.

“Khỏe” thì gợi nên trạng thái tràn đầy sức sống, tươi mới và hứng khởi. Qua đó, bạn đọc hiểu nghĩa “sức khỏe” là trạng thái khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng của con người.

3.2. Các loại từ phức

Dựa theo phương pháp cấu tạo, từ phức được phân thành hai loại là từ láy và từ ghép. Nhờ phương pháp láy, các tiếng trong từ láy có mối quan hệ chặt chẽ về cảm âm, nhịp điệu. Tuy nhiên, những tiếng trong từ láy khi tách rời có thể chứa nghĩa hoặc không.


 

Với phương pháp ghép từ có nghĩa, từ ghép được cấu tạo bởi những tiếng có ý nghĩa, nội dung rõ ràng. Dưới đây là một số ví dụ cơ bản cho hai loại từ phức kể trên:

- Từ láy: Lung linh, long lanh, khanh khách, lấp lánh, ào ào, lảo đảo, rào rào, khanh khách, kháu khỉnh, mới mẻ, miên man, mải miết, ngơ ngác, lồng lộng, rầm rầm, ngu ngơ, vu vơ, nơm nớp, ngoan ngoãn, ngọt ngào, tào lao, bồi hồi, cay cú, sợ sệt, thăm thẳm, lao xao và thoang thoảng.

- Từ ghép: ông bà, bố mẹ, nhà cửa, gia đình, tổ quốc, đất nước, quê hương, tủ kính, bàn gỗ, giận dỗi, vui tươi, xinh đẹp, nhan sắc, tóc tai, đầu óc, con người, máy tính, trường học, giáo dục, giải trí, phim ảnh, truyện tranh, tác phẩm, bông hoa, son môi, bảng màu, cột điện, ghế đá hay cửa sổ.

4. Phân biệt từ đơn với từ phức

Để phân biệt từ đơn với từ phức, độc giả cần đặt chúng cạnh nhau, so sánh dựa trên những tiêu chí chung để tìm ra điểm tương đồng hay khác biệt.

Tiêu chí so sánh

Từ đơn

Từ phức

Định nghĩa

Cấu thành bởi một tiếng, từ đơn là thành phần nhỏ nhất để tạo nên câu. Dù chỉ sở hữu một âm tiết, từ đơn vẫn có ý nghĩa.

Cấu thành bởi hai tiếng trở lên, từ phức sử dụng phương pháp ghép nhiều tiếng với nhau để tạo thành từ có nghĩa.

Đặc điểm

Sở hữu cấu tạo đơn giản, ý nghĩa của tiếng trong từ đơn thường ngắn gọn, rõ ràng và dễ hiểu.

Khi đứng độc lập, các tiếng trong từ phức có thể mang ý nghĩa hoặc không.

Ví dụ

Anh, em, xinh, áo, quần, váy, mũ, nón, vác, giày, tay, chân, ác, mắt, mũi, đầu, cổ, mồm, miệng, đạp, tường, sông, suối và hồ.

Gia đình, lảnh lót, núi non, ông bà, lấp lánh, lung linh, xinh đẹp, ngơ ngác, lồng lộng, ngu ngơ, vu vơ, nhan sắc, tóc tai và máy tính.

Do từ ghép được tạo thành từ hai tiếng trở lên, từ đơn thì sở hữu một tiếng nên nhiều từ ghép sẽ cấu thành bởi các từ đơn. Để làm rõ ranh giới này, bạn đọc có thể sử dụng phương pháp thêm từ hoặc suy luận nghĩa gốc.

Với phương pháp thêm từ, nếu một tổ hợp từ được bổ sung từ mới mà nghĩa vẫn giữ nguyên, không thay đổi thì đó là tổ hợp từ đơn, ví dụ khi ta thêm từ “đôi” vào “tung cánh” hay “nhiều” vào “ăn rau”, tổ hợp từ mới là “tung đôi cánh” cùng “ăn nhiều rau” vẫn giữ nguyên ý nghĩa.

Trong phương thức suy luận nghĩa gốc, tổ hợp các từ sẽ gồm từ mang nghĩa gốc và từ bổ sung, đơn cử “áo dài” với từ “dài” bổ nghĩa cho từ “áo” hoặc “quần ngủ” sở hữu “ngủ” bổ sung ý nghĩa cho ”quần”. Do đó, dạng từ này là những từ láy tổng hợp thành, chúng không phải từ ghép.

5. Bài tập ứng dụng về từ đơn

Liệt kê từ đơn và từ phức xuất hiện trong đoạn thơ sau:

“Giữa vườn inh ỏi tiếng chim vui

Thiếu nữ nhìn sương chói mặt trời

Sao buổi đầu xuân êm ái thế!

Cánh hồng kết những nụ cười tươi

 

Ánh sáng ôm trùm những ngọn cao

Cây vàng rung nắng lá xôn xao

Gió thơm phơ phất bay vô ý

Đem đụng cành mai sát nhánh đào”

Lời giải:

Dựa trên cấu tạo và bảng so sánh từ đơn với từ phức, ta có đáp án như sau:

- Từ đơn: giữa, vườn, tiếng, chim, vui, nhìn, sương, chói, sao, buổi, đầu, xuân, thế, cánh, hồng, kết, tươi, ôm, trùm, ngọn, cao, những, cây, vàng, rung, nắng, lá, gió, thơm, bay, đem, đụng, cành, mai, sát, nhánh, đào.

- Từ phức: inh ỏi, thiếu nữ, mặt trời, êm ái, nụ cười, ánh sáng, xôn xao, phơ phất, vô ý.

LỜI KẾT

Qua bài viết trên, Kinhcan.vn hy vọng bạn đọc nắm được những kiến thức xoay quanh từ đơn, phân biệt dạng từ này với từ phức để áp dụng trong học tập lẫn cuộc sống.