Trường từ vựng là gì? Đặc điểm nổi bật, các loại trường từ vựng

Hệ thống từ ngữ thường không tách biệt đơn lẻ mà có sự kết nối nhất định với nhau về mặt ngữ nghĩa, giúp con người nắm được vấn đề và vận dụng một cách linh hoạt hiệu quả hơn. Hiện tượng này chính là nguồn gốc cho sự ra đời của định nghĩa trường từ vựng.

Bài viết dưới đây của Kinhcan.vn sẽ cung cấp cho các bạn khái niệm, đặc điểm cơ bản, cách phân loại các trường từ vựng kèm bài tập ứng dụng bên dưới nhằm giúp người học hiểu rõ chuyên đề kiến thức này.

1. Trường từ vựng là gì?

Phần đầu bài viết, Kinhcan.vn sẽ cung cấp thông tin cơ bản về khái niệm, ví dụ và chức năng của trường từ vựng. Đây sẽ là nhóm kiến thức nền tảng giúp bạn học hiểu các khái niệm sau hơn và ứng dụng vào việc làm bài tập.

1.1. Khái niệm trường từ vựng

Để phân tích đúng ý nghĩa của cụm trường từ vựng, trước tiên người học cần nắm nghĩa cơ bản của từng từ đơn lẻ trong nhóm từ này. 

Ở cụm từ này, từ “trường” không mang nghĩa một cơ sở giáo dục như trường học hay đề cập đến một khái niệm khoa học như trường đại số, từ trường mà đề cập đến một tập hợp.

Từ vựng là một đơn vị trong ngôn ngữ, bao gồm tất cả hệ thống từ cấu thành nên một ngôn ngữ. Từ đó, có thể hiểu đơn giản rằng, trường từ vựng chỉ một tập hợp các từ ngữ.

Cụ thể hơn, dựa trên sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8, trường từ vựng là nhóm từ được tập hợp dựa trên một mối tương đồng nhất định với nhau về nghĩa. Mối quan hệ giữa các từ vựng có thể xem xét từ nhiều góc độ đa dạng khác nhau như trường từ vựng ngang, trường từ vựng dọc.

1.2. Ví dụ trường từ vựng

Nhằm giải thích rõ lý thuyết phía trên, Kinhcan.vn sẽ đưa ra một số khái niệm cụ thể cho các bạn học sinh, sinh viên trong phần này.

  • Trường từ vựng “thực vật” chứa một chuỗi các từ chỉ các loại cây cối, hoa lá khác nhau như: hoa, lá, cây bàng, rau cải, khoai tây, cà rốt, cỏ, cây cau, cây dừa, hoa lan, cây thông, …

  •  Trường từ vựng “cơ thể” gồm một loạt các từ chỉ các bộ phận trên cơ thể người: mắt, mũi, miệng, tai, vai, tay, chân, lưng, hông, móng tay, bàn tay, ngón chân, …

1.3. Chức năng của trường từ vựng 

Trường từ vựng được ứng dụng phổ biến trong ngữ pháp tiếng Việt, giúp người đọc tổ chức, sắp xếp lại các nhóm từ có nét nghĩa tương đồng để việc vận dụng từ trở nên chính xác và linh hoạt hơn.

Thay vì phải nhớ một kho khổng lồ các từ ngữ đơn lẻ, mọi người có thể tạo nên một danh sách từ dựa trên mối liên hệ ngữ nghĩa, sau đó ứng dụng một cách nhanh chóng và thuận lợi trong giao tiếp.

Thêm nữa, bài tập về trường từ vựng cũng là một dạng bài phổ biến trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Việc nắm chắc khái niệm này sẽ giúp người học đạt kết quả tốt nhất khi kiểm tra thực tế.

2. Đặc điểm nổi bật của trường từ vựng

Thông thường, trường từ vựng được cấu thành với ba đặc điểm cơ bản dựa trên nguồn gốc hình thành và khái niệm về cụm từ này.

Thứ nhất, như đã đề cập ở phần một, trường từ vựng được tổ chức như một hệ thống các đơn vị từ ngữ. Khi nhắc đến hệ thống, người học sẽ cần liên hệ đến tính cấp bậc, bao gồm nhiều tầng lớp khác nhau.

Diễn đạt theo một cách khác, trường từ vựng có thể hàm chứa một số trường từ vựng nhỏ hơn do tính phân chia cấp bậc về mặt ngữ nghĩa. Ví dụ về trường từ vựng “thực vật” có thể bao hàm một số trường từ vựng nhỏ sau:

  • Trường từ vựng “cây cối”: cây bàng, cây cau, cây dừa, cây lim, cây mít, cây sấu, …

  •  Trường từ vựng “hoa”: lan hồ điệp, cẩm tú cầu, hoa hồng, bồ công anh, hoa cúc, …

  •  Trường từ vựng “bộ phận cây”: lá, rễ, thân, cành, hoa, quả, tế bào diệp lục, …

Một ví dụ khác về trường từ vựng “cơ thể” có thể chứa một số trường từ vựng nhỏ sau:

  • Trường từ vựng “các bộ phận ở mặt”: mắt, mũi, tóc, tai, miệng, đầu, má, …

  • Trường từ vựng “nội tạng”: phổi, tim, gan, ruột, dạ dày, thận, …

Thứ hai, một từ vựng có khả năng xuất hiện ở nhiều trường từ vựng nếu đó là từ nhiều nghĩa. Trong trường hợp này, bạn học cần nắm rõ nghĩa của từ để không gặp những sai lầm đáng tiếc.

  • Ví dụ, khi đề cập đến từ “cá” có một vài nét nghĩa thường gặp như sau:

Loài động vật có xương sống ở dưới nước, sử dụng mang để hô hấp và vây để di chuyển. Có rất nhiều loại cá khác nhau như: cá nước ngọt, cá nước mặn, cá nược, cá đuối, cá chép, cá trê, …

Một hành động đánh cuộc, thách đố giữa hai hoặc một nhóm người với lợi ích cụ thể đi kèm. Một vài từ ngữ thuộc nhóm nghĩa này như: cá cược, cá độ, …

Ám chỉ từng đơn vị riêng lẻ, mang bản sắc riêng. Ý nghĩa này được ứng dụng trong các từ: cá nhân, cá tính.

Căn cứ ba nét nghĩa cơ bản trên, từ cá có thể xuất hiện ở vô số trường từ vựng khác nhau về động vật, hành động, danh từ.

Thứ ba, hiện tượng chuyển nghĩa của từ có liên kết chặt chẽ đến trường từ vựng. Theo các nhà giáo dục, sự thay đổi về mặt ngữ nghĩa xảy ra khi một từ được chuyển từ trường mô tả sự vật, hiện tượng này sang trường từ vựng chỉ hiện tượng, sự vật khác.

Hiện tượng này thường xuất hiện trong ngôn ngữ, đặc biệt là các tác phẩm văn học nhằm tăng tính biểu hiện, đa dạng của từ ngữ. Sự kiện chuyển nghĩa này giúp đáp ứng nhu cầu giao tiếp ngày càng nâng cao và liên tục biến đổi của con người.

3. Các loại trường từ vựng

Căn cứ trên mối quan hệ về nghĩa, trường từ vựng được phân chia thành ba loại chính gồm: trường tuyến tính, trường liên tưởng và trường trực tiếp.

Khái niệm về từng nhóm trường từ vựng và các ví dụ cụ thể sẽ được Kinhcan.vn giải thích rõ trong từng phần nhỏ dưới đây.

3.1. Trường tuyến tính

Trường tuyến tính chỉ hệ thống các từ vựng cùng thuộc một đường trục chung. Các từ vựng thuộc trục này có thể kết nối đa dạng với một hoặc nhiều từ trong đường trục đó.

  • Ví dụ: Trường từ vựng “làm” có thể hàm chứa các từ vựng chỉ nghề nghiệp như giáo viên, bác sĩ, họa sĩ, diễn viên, ca sĩ, nghệ sĩ, phi công, tiếp viên, giám đốc, công nhân, …

Để thiết lập trường từ vựng tuyến tính, người học có thể chọn một từ làm gốc sau đó liệt kê tất cả những từ có thể kết hợp với từ đó, tạo nên chuỗi tuyến tính (cụm từ hoặc câu).

3.2. Trường trực tuyến

Loại trường từ vựng thứ hai là trường trực tuyến. Nhóm này bao gồm hai loại trường từ vựng nhỏ hơn là trường từ vựng biểu vật và trường từ vựng biểu niệm.

Trước hết, trường biểu vật đề cập đến hệ thống các từ có nét nghĩa tương đồng về nghĩa biểu thị sự vật. 

Nếu muốn xác lập trường từ vựng này hiệu quả và chính xác, bạn cần chọn một danh từ biểu thị sự vật làm gốc, rồi dựa trên danh từ đó để thu thập các từ ngữ có phạm vi biểu vật tương đồng với từ ngữ đó.

  • Ví dụ: Danh từ biểu thị sự vật gốc được chọn là “chim” thì có thể mở rộng thành các trường từ vựng như sau.

Trường từ vựng về “các bộ phận của chim”: mỏ, cánh, lông, mắt, đuôi, chân, móng, …

Trường từ vựng về “màu sắc của chim”: đen, xám, đỏ, vàng, xanh, tím, trắng, hồng, …

Trường từ vựng về “các loại chim”: đại bàng, chim ưng, chim sẻ, chim trích, vẹt, chim chào mào, chim gõ kiến, chim trích, chim ri, chim bồ câu, …

Trường từ vựng về “ các hoạt động của chim”: bay, lượn, nhảy, mổ, đứng, đi, hót, …

Tiếp đó, trường từ vựng biểu niệm chỉ tập hợp nhóm từ mang nét chung về nghĩa biểu niệm. Nếu muốn xác lập loại trường từ vựng này, bạn có thể chọn một cấu trúc biểu niệm làm gốc rồi triển khai thêm các từ xuất phát từ cơ sở chung đó để tạo nên trường biểu niệm.

3.3. Trường liên tưởng

Cuối cùng, trường từ vựng liên tưởng chỉ tập hợp các từ thường gắn liền với nhau dựa trên mối liên kết với một từ trung tâm. 

Bạn có thể xác lập trường từ vựng này bằng cách chọn một từ trung tâm và tìm kiếm những từ liên quan dựa trên các góc độ liên hệ khác nhau.

  •  Ví dụ: Trường từ vựng trường học có thể bao gồm:

Khi liên tưởng đến các nghề nghiệp ở trường học: giáo viên, học sinh, hiệu trưởng, bảo vệ, kế toán, nhân viên, …

Khi liên tưởng đến các môn học ở trường: Anh, Toán, Văn, Giáo dục công dân, Mỹ thuật, Âm nhạc, Sinh học, Hóa, Lý, Địa, Sử, Tin, Thể dục, …

Khi liên tưởng đến các đồ vật ở trường: bàn, ghế, bảng, phấn, bút, trống, ghế đá, …

Khi liên tưởng về hoạt động ở trường: dạy, học, làm bài tập, chơi đá cầu, chơi đá bóng, …

4. Bài tập về trường từ vựng

Ở phần cuối bài, Kinhcan.vn sẽ đem đến một số bài tập cơ bản nhằm tạo cơ hội để người học luyện tập lại các kiến thức đã học. Đừng ngại ngần bình luận đáp án của các bạn ở bên dưới nha.

Đề bài 1: Hãy chỉ ra loại trường từ vựng của các từ in đậm trong đoạn thơ dưới đây?

Ta gối những mùa yêu

Xuân căng đầy lộc biếc

Hạ còn nhiều luyến tiếc

Thu ươm nồng tinh khôi

Đông muộn phiền xa xôi

(Tác giả: Toàn Tâm Hòa)

Đề bài 2: Viết một đoạn văn khoảng 100 từ, trong đó có sử dụng ít nhất hai trường từ vựng. Sau đó, bạn hãy chỉ ra các trường từ vựng đã dùng ở bên dưới đoạn văn.

LỜI KẾT

Trên đây là bài viết về chủ điểm trường từ vựng được biên tập bởi đội ngũ Kinhcan.vn. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì đừng ngại liên hệ với chúng tôi để được giải đáp đầy đủ nhất nhé!