Trình độ học vấn là gì? Phân loại và cách ghi trình độ học vấn

Trong bất kỳ hồ sơ nhập hoặc hay xin việc thì bạn đều cần khai báo trình độ học vấn của mình. Vậy, trình độ học vấn là gì, nó có vai trò gì trong đời sống mỗi người? Để tường minh, hiểu đúng về trình độ học vấn và cách ghi trong sơ yếu lý lịch thì hãy cùng Kinhcan.vn tìm hiểu trong bài viết này nhé!

1. Trình độ học vấn là gì?

Trước khi tìm hiểu trình độ học vấn, bạn hãy cùng Kinhcan.vn điểm sơ qua những ý cơ bản của học vấn là gì, xác định dựa trên những yếu tố nào hay có quy chuẩn nào với học vấn không.

1.1. Học vấn là gì?

Trước tiên, bạn nên hiểu học vấn là những gì được tích luỹ qua việc học tập, đọc sách, tìm hiểu hoặc quan sát từ người khác. Thông thường, người có trình độ học vấn sẽ có tầm hiểu biết uyên thâm và phong phú.


 

Không có thước đo chuẩn mực cho học vấn, dựa trên khả năng phấn đấu cũng như rèn luyện thì mỗi người sẽ có cho mình trình độ riêng. Tuy nhiên, cá nhân nào có trình độ càng cao thì sự nghiệp càng rộng mở, tương lai sáng lạn.

1.2. Khái niệm trình độ học vấn

Vậy trình độ học vấn là gì? Cụm từ này được dùng để chỉ mức độ học tập của người nào đó, xác định qua quá trình rèn luyện ở trường lớp. Mỗi bậc học sẽ là một trình độ, ví dụ như trình độ mầm non, trình độ tiểu học, trình độ trung học cơ sở, trình độ trung học phổ thông hoặc trình độ đại học.

2. Vai trò của trình độ học vấn

Dựa vào những khái niệm trên, bạn phần nào cũng đã hình dung ra được trình độ học vấn là gì và vai trò của nó. Tuy nhiên, để rõ ràng và kỹ lưỡng hơn thì hãy cùng Kinhcan.vn xem tiếp phần nội dung dưới đây.

Một, trình độ học vấn thường được viết ở một số CV xin việc, sơ yếu lý lịch nên phần thông tin này sẽ giúp người đọc, tức là nhà tuyển dụng xác định được trình độ của bạn. Đồng thời, qua đó nhận biết bạn có phải là ứng viên phù hợp với vị trí mà họ đang tìm kiếm hay không.


 

Hai, dựa trên trình độ học vấn mà bạn cung cấp, nhà tuyển dụng sẽ thấy được thông tin liên quan về một số trình độ khác như trình độ chuyên môn, trình độ văn hoá. Từ đó cân nhắc thêm kỹ năng nghề nghiệp, cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Vậy nên, để ghi dấu ấn với nhà tuyển dụng thì bạn hãy dành thời gian, đầu tư hơn cho việc viết trình độ học vấn. Như vậy, hồ sơ của bạn sẽ lại ấn tượng, tăng khả năng làm việc tại đơn vị đó.

3. Những trình độ học vấn ở Việt Nam hiện nay

Tại Việt Nam, sau nhiều năm nghiên cứu và thay đổi thì đến nay, hệ thống giáo dục toàn dân được chia thành chính quy và thường xuyên. Điều này cùng quy định các cấp bậc học đã được nêu rõ tại Điều 6. Hệ thống giáo dục quốc dân, Luật Giáo dục 2019 do Quốc hội ban hành.


 

Cụ thể trích luật như sau:

“1. Hệ thống giáo dục quốc dân là hệ thống giáo dục mở, liên thông gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.

2. Cấp học, trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:

a) Giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo;

b) Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông;

c) Giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác;

d) Giáo dục đại học đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ.

3. Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và Khung trình độ quốc gia Việt Nam; quy định thời gian đào tạo, tiêu chuẩn cho từng trình độ đào tạo, khối lượng học tập tối thiểu đối với trình độ của giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.

4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trường Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi quyền hạn của mình, quy định ngưỡng đầu vào trình độ cao đẳng, trình độ đại học thuộc ngành đào tạo giáo viên và ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe.”

Để làm rõ khái niệm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên, tại Điều 5. Giải thích từ ngữ, Luật Giáo dục 2019 đã nêu ra như sau:

“1. Giáo dục chính quy là giáo dục theo khoá học trong cơ sở giáo dục để thực hiện một chương trình giáo dục nhất định, được thiết lập theo mục tiêu của các cấp học, trình độ đào tạo và được cấp văn bản của hệ thống giáo dục quốc dân.

2. Giáo dục thường xuyên là giáo dục để thực hiện một chương trình giáo dục nhất định, được tổ chức linh hoạt về hình thức thực hiện chương trình, thời gian, phương pháp, địa điểm, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người học.”


 

Hàng năm, các cán bộ công chức tại cơ sở giáo dục sẽ đi thu thập số liệu về trình độ học vấn của người dân trong vùng, khu vực. Để làm được việc này, người tham gia phải nắm rõ một số khái niệm như tình trạng đi học, biết đọc biết viết và trình độ học vấn cao nhất đã đạt được.

- Tình trạng đi học có thể hiểu là hiện trạng của bất kỳ ai đang theo học tại cơ sở giáo dục trên địa bàn, thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và được Nhà nước công nhận trên pháp lý. Các cơ sở giáo dục sẽ sắp xếp hợp lý, tuần tự để người học tiếp thu đủ các kiến thức về học vấn phổ thông, kỹ năng chuyên ngành hay nghiệp vụ.

Hệ thống giáo dục quốc dân được Nhà nước Việt Nam công nhận cụ thể như sau:

        +) Trường hoặc lớp mẫu giáo

        +) Trường Tiểu học

        +) Trường Trung học cơ sở

        +) Trường Trung học phổ thông

        +) Trường hoặc lớp dạy nghề

        +) Trường Đại học, Viện Đại học, Học viện hoặc Viện Công nghệ.

        +) Một số trường chuyên nghiệp, từ bậc học chuyên nghiệp trở lên sẽ thuộc những loại hình giáo dục đào tạo khác nhau.

- Biết đọc biết viết được hiểu là người đã có khả năng đọc, viết và hiểu được những câu hoặc từ phổ thông, ngôn ngữ dân tộc hoặc ngoại ngữ.

- Trình độ học vấn cao nhất đã đạt được tiếp tục phân chia thành nhiều khái niệm khác nhau, nêu cụ thể về từng cấp bậc:

        +) Học vấn phổ thông của người đã nghỉ học là lớp đã hoàn thành chương trình học, còn với những ai vẫn đang theo học tại các cơ sở giáo dục thì sẽ là lớp đã hoàn thành trước đó, có thể lấy lớp hiện tại trừ đi một để ra kết quả.

        +) Dạy nghề thường chỉ những người đã tốt nghiệp các trường sơ cấp, trung cấp hoặc cao đẳng nghề, họ được nhận bằng hoặc chứng chỉ để xác nhận trình độ học vấn cao nhất.

        +) Trung cấp chuyên nghiệp dùng để nói đến những người đã tốt nghiệp bậc này và được cấp bằng.

        +) Để được cấp bằng cử nhân cao đẳng, cử nhân đại học thì người học phải hoàn thành chương trình, có nghĩa là tốt nghiệp sau quá trình học tập.

        +) Với bậc học sau Đại học, những người này cần tốt nghiệp và được trao học vị Thạc sĩ, Tiến sĩ hoặc Tiến sĩ Khoa học.

4. Cách ghi trình độ học vấn trong hồ sơ

Như đã đề cập ở phần trên, việc ghi trình độ học vấn trong hồ sơ rất quan trọng và cần thiết với bất kỳ ai. Khi soạn thảo hoặc viết đơn, bạn nên thận trọng và đầu tư một chút để gây được ấn tượng với bên tuyển dụng.

Dưới đây, Kinhcan.vn sẽ lưu ý đến bạn một số điểm khi viết hồ sơ xin việc hoặc sơ yếu lý lịch của mình:

- Khi ghi trình độ học vấn, thông tin nên để bậc học cao nhất mà bản thân đã hoàn thành. Ví dụ một người đã hoàn thành chương trình mười hai lớp, đúng với quy định của Nhà nước thì sẽ ghi là 12/12.

Còn nếu thấp hơn, đã thôi hoặc hoặc đang học dở chương trình thì sẽ linh động ghi là x/12. Trong đó, x là phần bạn sẽ thay số lớp học mà mình đã hoàn thành như 10/12, 11/12 hoặc 9/12.

- Sau khi đã ghi xong trình độ học vấn bậc phổ thông, bạn hãy lần lượt viết hoặc đánh máy những bậc học mà mình đã và đang theo học. Ví dụ như Trung cấp, Cao đẳng, Đại học hoặc Cao học.

Trong phần này, nội dung mà bạn cần ghi rõ ngoài Trung cấp, Cao đẳng, Đại học hay Cao học là chuyên ngành, tên trường hoặc những trình độ khác. Tất cả đều phải tường minh, rõ ràng nhưng không quá dài.

- Ghi trình độ học vấn trong hồ sơ, bạn cũng có thể nêu thêm các chứng chỉ nghiệp vụ hoặc giải thưởng mà mình đã đạt được như tốt nghiệp lớp vẽ ABC; đạt giải Nhất, Nhì, Ba môn Ngữ Văn cấp Tỉnh, Quốc gia.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là chỉ đưa ra những chứng chỉ hoặc giải phù hợp với vị trí công việc. Không nên viết tất cả, điều đó khiến thông tin về bạn bị loãng đi và nhà tuyển dụng thì không nhận thấy tiềm năng ở bạn.

Ví dụ, sắp tới bạn có dự định nộp đơn ứng tuyển cho vị trí Biên tập viên truyền hình thì những chứng chỉ, giải từng đạt được nên ghi là tốt nghiệp lớp MC của trung tâm A hoặc giành giải nhất cuộc thi tìm kiếm MC truyền hình B.

- Lưu ý cuối cùng và cũng là quan trọng nhất trong việc viết trình độ học vấn trong hồ sơ xin việc, mọi thông tin cần được trình bày một cách ngắn gọn và đầy đủ. Bạn không nên nêu ra quá nhiều thông tin như Kinhcan.vn vừa đề cập ở trên, điều đó dễ khiến nhà tuyển dụng mất thiện cảm.

5. Trình độ học vấn có khác trình độ chuyên môn không?

Dưới đây, Kinhcan.vn sẽ phân biệt giúp bạn trình độ học vấn với trình độ chuyên môn. Bởi vì, nhiều trường hợp lần đầu hoặc đến lần hai đi xin việc vẫn bị nhầm lẫn, viết sai nội dung dẫn đến vụt mất cơ hội.

 

Trình độ học vấn

Trình độ chuyên môn

Khái niệm

Trình độ học vấn còn được gọi là trình độ văn hoá, dùng để chỉ mức độ học tập của bất kỳ cá nhân nào, xác định qua quá trình rèn luyện ở trường lớp.

Trình độ chuyên môn được hiểu là chuyên ngành mà ai đó đang và đã được đào tạo bài bản, kỹ lưỡng về kiến thức lẫn nghiệp vụ của ngành nghề.

Cách ghi trong sơ yếu lý lịch

x/12

(x là lớp học cao nhất mà người viết đã hoàn thành)

Ghi chuyên ngành được đào tạo, cấp bằng hoặc chứng chỉ tại cơ sở đào tạo.

Ví dụ

Người học hết lớp 12 sẽ ghi trình độ học vấn là 12/12

Người học hết lớp 8 sẽ ghi trình độ học vấn là 8/12

Người đang theo học ngành Biên tập xuất bản điện tử sẽ ghi trình độ chuyên môn như sau: Đang theo học chuyên ngành Xuất bản điện tử, trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

6. Nói gì về trình độ học vấn khi tham gia phỏng vấn

Khi đi phỏng vấn và đây là lần đầu của bạn, thậm chí là lần thứ hai, thứ ba những tinh thần vẫn căng thẳng và hoang mang không biết nói gì vào ngày hôm đó thì hãy cùng Kinhcan.vn nắm chắc sáu mẹo nhỏ dưới đây nhé!

Một, nên nói cụ thể thông tin về trình độ học vấn mà bạn nêu trong hồ sơ hoặc sơ yếu lý lịch. Đôi khi nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu bạn trình bày rõ, điều này chứng tỏ họ đang muốn biết bạn tốt nghiệp sớm hay muộn, từng nhận học bổng chưa, khả năng cân bằng công việc với học tập.

Hai, nêu cụ thể các khóa học liên quan đến vị trí ứng tuyển. Đây là điều cần thiết, đặc biệt với những ai đang có ý định làm trái ngành trái nghề, hãy tự tin nói ra những lớp học kỹ năng mà bạn từng tham gia nhé!


 

Ba, trung thực là điều tuyệt vời nhất để chinh phục nhà tuyển dụng. Đừng cố nói dối về trình độ học vấn của mình, bởi vì họ có thể yêu cầu bạn xác nhận lại kiến thức hoặc trực tiếp đối chiếu với các trang như LinkedIn, Facebook, Instagram hoặc Blog.

Bốn, nói về định hướng học tập tương lai của bạn. Với những ai đang và có nhu cầu học cao hơn thì đừng ngần ngại mà thảo luận vấn đề này với nhà tuyển dụng, bởi họ rất thích những nhân viên cầu tiến và muốn hoàn thiện bản thân.

Năm, lan tỏa những điều tích cực để ghi dấu ấn với đối phương. Nếu trường hợp bằng cấp của bạn không được đẹp thì cũng đừng nhắc đi nhắc lại điều đó, hãy chia sẻ kinh nghiệm hoặc kiến thức mà mình đã tích lũy được trước khi tham gia buổi trò chuyện này.

Sáu, nên tự hào về những gì mình đã làm. Trong buổi phỏng vấn, bạn nên cho thấy sự tự tin, niềm tự hào của mình với công việc trước đây, đừng cố gắng tỏ ra tiếc nuối và coi công việc này là cơ hội sửa sai.

LỜI KẾT

Sáu mẹo giúp bạn vượt qua vòng phỏng vấn trình độ văn hoá đã kết thúc bài viết này của Kinhcan.vn, hy vọng những thông tin về trình độ học vấn là gì, vai trò của nó và cách ghi trong hồ sơ sẽ giúp bạn trong đợt tuyển dụng sắp tới.