Tình thái từ là gì? Ví dụ và vai trò của tình thái từ

Tình thái từ là một loại từ thường gặp trong cuộc sống hàng ngày, ta sử dụng chúng rất nhiều lần trong câu nói. Bài viết dưới đây của Kinhcan.vn sẽ giới thiệu về định nghĩa, chức năng, phân loại và cách sử dụng tình thái từ.

1. Tình thái từ là gì?

Tình thái từ là một từ hay được sử dụng trong tiếng Việt. Chúng được thêm vào câu để biểu đạt sắc thái mà người dùng muốn thể hiện.

Việc thêm tình thái từ vào câu có thể tạo nên câu cảm thán hoặc câu nghi vấn.

2. Ví dụ về tình thái từ?

Ví dụ 1: “Con ăn cơm rồi à?”

Trong câu trên, tình thái từ “à” được thêm vào cuối câu để tạo câu nghi vấn.

Ví dụ 2: “Rằng có nhớ là nhớ hay chăng? Rằng có biết là biết hay chăng?”

Ví dụ trên được trích từ lời bài hát Cò lả. Trong hai câu trên, từ “chăng” được thêm vào cuối mỗi câu để tạo câu nghi vấn, đồng thời tạo ra cảm xúc mong mỏi, nhớ nhung, tha thiết cho bài hát.

Ví dụ 3: “Đi chơi với tớ đi!”

Trong cây trên, tình thái từ “đi” được thêm vào cuối câu (không phải động từ “đi” ở đầu câu) để tạo sắc thái thân mật, giục giã.

3. Vai trò của tình thái từ

Tình thái từ là một loại từ đặc biệt, được thêm vào câu để tạo sắc thải, tình cảm, màu sắc cho câu nói và thường được dùng trong văn nói, hiếm khi thấy trong văn viết.

Tình thái từ có hai chức năng chính là tạo câu theo mục đích của người nói và biểu đạt sắc thái tình cảm cho câu.

3.1. Chức năng tạo câu theo mục đích nói của tình thái từ

Giống như tên gọi, chức năng của tình thái từ cho phép người nói thể hiện được mục đích của mình khi thêm chúng vào câu nói.

Nhờ việc thêm tình thái từ vào đầu, cuối hay giữa câu, chúng ta có thể tạo nên nhiều loại câu khác nhau như câu cầu khiến, câu cảm thán hay câu nghi vấn.

Để tạo câu nghi vấn, chúng ta thêm vào câu các tình thái từ như “hả”, “sao”, “chẳng”, “nào”.

Ví dụ 1: “Cậu thích chiếc bút nào?”

Để tạo câu cảm thán, chúng ta thêm vào câu các tình thái từ như “ôi”, “hỡi”, “thay”.

Ví dụ 2: Buồn thay, cậu ấy không hề quay lại nói lại từ biệt dù chỉ một lần.

Để tạo câu cầu khiến, chúng ta thêm vào cây các tình thái từ như “đi”, “nha”, “nhé”.

Ví dụ 3: “Tối mai cậu sang nhà mình chơi nhé!”

3.2. Chức năng biểu đạt sắc thái tình cảm cho câu

Ngoài việc tạo câu theo mục đích nói, tình thái từ khi được thêm vào câu còn giúp chúng ta thể hiện tình cảm, cảm xúc đến với người nghe.

Chẳng hạn, trong câu “Trớ trêu thay, đứa trẻ ấy không còn cảm nhận được tình yêu của mẹ nó nữa”, tình thái từ “thay” và “nữa” góp phần biểu đạt cảm xúc cảm thông, mủi lòng của người nói.

Hoặc một ví dụ khác như “Ôi trời ơi, cậu đạt huy chương Vàng thật đó sao?”. Trong câu này, tình thái từ “ôi trời ơi” giúp ta thể hiện cảm xúc bất ngờ, trong khi đó tình thái từ “sao” thì vừa tạo nghi vấn vừa giúp thể hiện sự bất ngờ, hân hoan.

Từ các ví dụ trên, chúng ta có thể thấy rằng một câu có thể có nhiều tình thái từ khác nhau với chức năng khác nhau và một tình thái từ có thể sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, tùy vào tình huống cụ thể.

4. Phân loại tình thái từ

Tình thái từ thường được phân loại theo chức năng. Theo đó, chúng ta có hai phân loại tình thái từ lớn như sau:

- Tình thái từ tạo câu theo mục đích: trong đó có tình thái từ cảm thán, tình thái từ cầu khiến và tình thái từ nghi vấn.

- Tính thái từ biểu đạt sắc thái tình cảm.

5. Cách sử dụng tình thái từ như thế nào?

Tình thái từ thường được sử dụng trong văn nói, giao tiếp đời thường nhiều hơn là trong văn viết bởi tình chất biểu đạt của nó.

Tuy vậy, cũng có một số trường hợp chúng ta dùng tình thái từ trong văn viết, ví dụ như tình thái từ “thay” hoặc “hỡi” để bộc lộ cảm xúc mạnh, ấn tượng.

Khi sử dụng tình thái từ, chúng ta cần chú ý phân tích tình huống giao tiếp kỹ càng và cẩn thận. Ví dụ, có những tình thái từ được sử dụng khi nói chuyện với người lớn tuổi hơn như từ “ạ”.

Còn khi chúng ta nói chuyện với bạn bè hoặc người ít tuổi hơn, chúng ta có thể thêm các tình thái từ “nhé”, “à” hoặc “nha”.

Ngoài ra, chúng ta cũng cần lựa chọn tình thái từ phù hợp với sắc thái tình cảm, tránh dùng từ không phù hợp gây ra cảm xúc gương ép.

6. Một số bài tập tình thái từ thường gặp trong môn Ngữ Văn

Bài 1: Xác định các tình thái từ trong các câu sau và nêu chức năng của chúng trong câu:

- Bà Ba có một con chó vừa đẻ, tí nữa con ra nhà bà xin một con về nuôi nhé!

- Này tên kia, ăn cướp thì đứng lại chớ có la làng!

- Thôi thì tí nữa cậu cứ về đi vậy, còn lại để mình làm cho.

Đáp án:

- Bà Ba có một con chó vừa đẻ, tí nữa con ra nhà bà xin một con về nuôi nhé!

Trong câu trên, tính thái từ “nhé” được thêm vào giúp tạo câu cầu khiến.

- Này tên kia, ăn cướp thì đứng lại chớ có la làng!

Trong câu trên, tính thái từ “này” được thêm vào giúp tạo cảm xúc giật gân, kịch tính có tính chất mệnh lệnh.

- Thôi thì tí nữa cậu cứ về đi vậy, còn lại để mình làm cho.

Trong câu trên, tính thái từ “đi” được thêm vào giúp tạo câu cầu khiến, đồng thời tình thái từ “vậy” giúp tạo cảm xúc miễn cưỡng, không vui vẻ. Trong câu trên, ý định thực sự của người nói nằm ở tình thái từ “vậy”, thể hiện họ không thực sự muốn đối phương làm hành động được nhắc tới.

Bài 2: Thêm tính thái từ vào các câu sau để tạo ra câu theo yêu cầu đề bài:

- Chị ăn cơm … (Câu cầu khiến, sắc thái van nài).

- Đừng khóc …! Có mẹ ở đây! (Câu cầu khiến, sắc thái yêu thương).

- Cậu có những bài tập …? (Câu nghi vấn).

Đáp án: 

- Chị ăn cơm đi mà.

- Đừng khóc nữa mà! Có mẹ ở đây!

- Cậu có những bài tập nào?

LỜI KẾT

Trên đây, Kinhcan.vn vừa trình bày những kiến thức cơ bản và một số ứng dụng trong việc sử dụng tình thái từ. Hi vọng bạn đọc sẽ có những kiến thức cần thiết để áp dụng chúng trong công việc và học tập.