Tính nhân văn là gì? Biển hiện của tính nhân văn

Xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển của con người, tính nhân văn luôn hiện hữu trong mọi khía cạnh đời sống và là đích đến cho xã hội loài người.

Tuy nhiên, liệu bạn đã hiểu chính xác tính nhân văn là gì? Bạn đọc cùng tìm hiểu với đội ngũ Kinhcan.vn thông qua các phần thuộc bài viết dưới đây.

1. Tính nhân văn là gì?

Căn cứ vào cách giải nghĩa của từ điển Hán Nôm, nhân văn là thuật ngữ chỉ lễ nhạc giáo hóa hoặc các sự kiện, hiện tượng trong đời sống thường ngày của con người.

Để hiểu rõ hơn, Kinhcan.vn sẽ tách nghĩa từng từ đơn cấu thành nhân văn như sau:

- Nhân là từ Hán Việt chỉ người, hiểu khái quát hơn sẽ lên bản chất hoặc đặc tính con người.

- Văn đại diện cho văn minh, văn hóa hay văn học liên kết đến những sáng tạo do con người phát minh ra.

Tổng kết lại, nhân văn đề cập đến những đặc điểm riêng biệt của con người về khía cạnh văn hóa, văn minh hoặc chữ nghĩa.

Biểu hiện của nhân văn có thể quan sát qua cách tư duy, nhận thức của con người về thế giới xung quanh hoặc đời sống tâm linh, giá trị truyền thống.

2. Biểu hiện của tính nhân văn

Tính nhân văn xuất hiện trong mọi khía cạnh đời sống của con người. Đồng thời, các tác giả văn học cũng ứng dụng các giá trị nhân văn trong các tác phẩm nhằm làm giàu ý nghĩa biểu trưng và để lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc.

2.1. Trong đời sống hằng ngày

Khi quan sát đời sống thường ngày, chúng ta có thể thấy một con người nhân văn thường mang một số biểu hiện cụ thể như sau:

- Thứ nhất, con người sống nhân văn sẽ luôn có phương thức biểu đạt tình cảm chân thành, không che giấu những cảm xúc của bản thân với mọi người xung quanh. Họ bộc lộ sự đồng cảm và thấu hiểu, thay vì đối xử với mọi người bằng vẻ giả tạo, dối trá.

- Thứ hai, người sống nhân văn không lậm thói tham sân si, mà biết thấu hiểu, độ lượng và vị tha với cuộc đời. Họ nhận thức rõ những điều bản thân trân trọng, học cách từ bỏ những thứ không phù hợp với mình và tận hưởng cuộc sống thoải mái, an yên.

- Thứ ba, tính nhân văn còn biểu hiện qua lòng yêu cái đẹp, tinh thần sống chan hòa với tự nhiên. Họ biết cách khám phá ra nét đẹp ẩn sâu trong mỗi sự vật, hiện tượng và trân trọng những nét đẹp đó.

Không chỉ tôn trọng cuộc sống loài người, họ tìm kiếm và tận hưởng nét đẹp tự nhiên của môi trường xung quanh, hòa mình tận hưởng những món quà trời ban.

- Thứ tư, người sống nhân văn còn sở hữu tính cách độc lập, tự chủ, dũng cảm và biết tôn trọng lẽ phải. Ngàn năm Bắc thuộc và trăm năm thực dân đô hộ đã tôi luyện bản lĩnh kiên cường bất khuất, niềm tin vào lẽ phải của con người Việt Nam.

Họ sẵn sàng đứng lên chống lại cái ác, bảo vệ kẻ yếu và những lý tưởng cao đẹp của bản thân, hướng tới một xã hội công bằng - bình đẳng - ấm no - hạnh phúc.

Trên đây là một số biểu hiện của tính nhân văn trong đời sống mà đội ngũ biên tập Kinhcan.vn tổng hợp và quan sát thấy. Nếu bạn có bất cứ ý kiến bổ sung nào, đừng ngại bình luận hoặc liên hệ với trang web để hoàn thiện bài viết nhé!

2.2. Trong văn học Việt Nam

Tính nhân văn còn được biểu hiện phong phú qua những tác phẩm khắc họa phẩm chất tốt đẹp của ông cha ta, đề cao giá trị con người bất kể tầng lớp, giai cấp, điều kiện xã hội.

Trong văn học Việt Nam, tác giả ứng dụng tính nhân văn để biểu hiện nỗi trăn trở, sự suy tư về cách sống của con người. Thông qua các câu chuyện nhân văn, con người ở nhiều thời đại được kết nối và tìm thấy sự đồng cảm.

Bên cạnh đó, giá trị nhân văn trong tác phẩm làm giàu tính biểu cảm, bộc lộ những khát khao sâu kín của tác giả về xã hội tốt đẹp, văn minh.

Chẳng hạn như trong truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh, ông cha ta đã thể hiện mong muốn chinh phục thiên nhiên, vượt qua những thách thức lớn của thiên tai bão lũ để bảo vệ đời sống an yên của con người.

Một ví dụ khác gắn liền với ý chí tự chủ, độc lập tự cường của dân tộc Việt có thể thấy rõ qua sự tích Thánh Gióng, chuyện Chử Đồng Tử hay sự tích Hồ Gươm.

Những nhân vật huyền thoại và phép thuật kỳ bí xuất hiện trong các câu truyện cổ này chính để biểu hiện cho lòng yêu nước, một biểu hiện của tính nhân văn.

Nhiều tác phẩm khác đề cập đến những khía cạnh nhân văn như trọng đạo nghĩa, khát vọng công lý, tấm lòng khoan dung với con người. Đây là kho báu, lời nhắn nhủ mà ông cha ta để lại cho thế hệ sau.

3. Chủ nghĩa nhân văn là gì?

Mở rộng ra từ khái niệm tính nhân văn, chủ nghĩa nhân văn là thuật ngữ chỉ một lý thuyết triết học hay hệ thống đạo đức tập trung vào giá trị, phẩm chất và nét đẹp con người.

Theo học thuyết này, giá trị nhân văn gồm lương tâm, bao dung, không bạo lực được coi là những nguyên tắc cơ bản nhất nhằm đảm bảo sự tồn vinh của nhân loại.

Thời kỳ Phục Hưng, chủ nghĩa nhân văn được lan truyền thông qua các bản kinh thánh, buổi tụ họp của giáo hội.

Đến giai đoạn hiện đại, những phong trào nhân văn đã phát triển vượt ra khỏi giới hạn tôn giáo, mang tính đời thường và trở nên phổ biến hơn trong xã hội loài người.

Chủ nghĩa nhân văn đề cao khả năng tự quyết, tính độc lập của mỗi cá nhân và thúc đẩy sử phát triển của hệ thống chuẩn mực đạo đức, lối ứng xử tốt đẹp với thế giới xung quanh.

Theo các nhà nghiên cứu, chủ nghĩa nhân văn được hình thành dựa trên một số lý tưởng nền tảng như sau:

- Phúc lợi và hạnh phúc của cá nhân, cộng đồng con người là yếu tố ưu tiên, các hành vi của con người cần được triển khai dựa trên yếu tố ưu tiên này.

- Bản chất, phẩm giá và tính cách của mỗi người đều cần nhận được sự tôn trọng dựa trên nguyên tắc bình đẳng, thấu hiểu.

- Mỗi cá nhân đều có cơ hội tiếp cận với tri thức, đáp ứng nhu cầu học hỏi và hoàn thiện bản thân.

- Mỗi cá nhân đều được trao không gian để thể hiện khả năng sáng tạo của mình.

- Đi đôi với tốc độ tiến bộ của xã hội, phẩm giá và quyền con người càng cần được đảm bảo tốt hơn.

Chủ nghĩa nhân văn không chỉ là một học thuyết quan trọng thuộc lĩnh vực triết học, nó còn là nền tảng cho việc xây dựng và phát triển chính sách đối nội, đối ngoại của chính phủ các quốc gia.

4. Ý nghĩa của tính nhân văn trong đời sống xã hội

Để tồn tại, con người không thể sinh sống độc lập, đơn lẻ mà cần tương tác và kết nối chặt chẽ với xã hội, cộng đồng xung quanh. Vì vậy, tính nhân văn là yếu tố cốt lõi trong việc thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với con người nói riêng và môi trường tự nhiên nói chung.

Tính nhân văn biểu hiện đa dạng dựa trên bối cảnh cụ thể nhưng đều đại diện cho hệ thống phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người.

Nhờ tính nhân văn, mối quan hệ giữa người với người trở nên hài hòa, xã hội trở nên giàu đẹp và văn minh hơn.

Đặc biệt ở bối cảnh Việt Nam, tính nhân văn luôn là giá trị chủ đạo mà ông cha ta luôn đề cao và thúc đẩy sự phát triển xuyên suốt những giai đoạn lịch sử nước nha.

Với tư cách là công dân Việt Nam, mỗi cá nhân cần có nhận thức đúng đắn về tính nhân văn và có những hành động cụ thể để rèn luyện, lan tỏa sâu thêm những giá trị nhân văn trong đời sống thường ngày.

LỜI KẾT

Thông qua bài viết trên đây, đội ngũ Kinhcan.vn đã tổng hợp các khái niệm cơ bản liên quan đến tính nhân văn, làm rõ lý thuyết thông qua các biểu hiện cụ thể trong đời sống và văn học Việt Nam.

Từ đó, đội ngũ biên tập nhấn mạnh vai trò quan trọng của tính nhân văn và thúc đẩy các giá trị nhân văn trong mỗi công dân Việt, đóng góp chung vào công cộng kiến thiết xã hội giàu đẹp, văn minh.