Thuật ngữ là gì? Phương pháp tạo ra thuật ngữ

Trong học tập lẫn đời sống, con người thường sử dụng những cụm “thuật ngữ” nhằm mô tả, nhắc đến một khái niệm hay vấn đề nào đó. Tuy nhiên, không phải ai cũng thực sự hiểu rõ thuật ngữ là gì, đặc điểm của thuật ngữ cũng như cách sử dụng thuật ngữ.

1. Thuật ngữ là gì?

Biểu thị khái niệm đặc thù trong y tế, sinh học, vật lý, khoa học hay công nghệ, thuật ngữ là tập hợp từ vựng, câu văn có tính chất đặc biệt.

Một số ví dụ điển hình cho phạm trù thuật ngữ có thể kể đến thuật ngữ phần mềm hệ thống, thuật ngữ văn học hoán dụ, thuật ngữ hóa học axit, thuật ngữ toán học số vô tỉ, thuật ngữ vật lý khúc xạ ánh sáng, thuật ngữ địa lý xâm thực hay thuật ngữ khoa học thủy triều.

2. Một số thuật ngữ cụ thể

Nhằm hỗ trợ bạn đọc hình dung rõ hơn về phạm trù thuật ngữ, Kinhcan.cn sẽ trình bày một số thuật ngữ cụ thể, chi tiết như sau:

- Phản xạ ánh sáng là trạng thái sóng ánh sáng bị bật ngược trở lại khi tiếp xúc, chạm tới một bề mặt nào đó.

- Lực là một dạng ảnh hưởng vật lý tác động lên vật thể làm cho chúng thay đổi về hình dạng, chuyển động hay cấu trúc.

- Ca dao là những câu thơ, bài ca truyền miệng trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.

- Tục ngữ là hình thức câu nói có vần ngắn gọn và dễ hiểu trong văn học dân gian. Mục đích của tục ngữ nhằm đúc kết tri thức, kinh nghiệm và giá trị của con người.

- Mol là đơn vị đo lường sử dụng trong lĩnh vực hóa học nhằm diễn tả một lượng chất chứa xấp xỉ là 6,022.10²³ hạt đơn vị nguyên tử hoặc phân tử.

- Xâm thực là một hiện tượng tự nhiên hủy hoại các lớp đất, đá, cảnh quan trên bề mặt do tác động từ nước lũ, băng tuyết hay gió bão.

- Phản ứng hóa học là một quá trình tác dụng các chất sao cho biến đổi từ tập hợp chất này sang tập hợp chất khác.

- Hoán dụ là phương thức gọi tên hiện tượng, sự vật này bằng tên của hiện tượng, sự vật khác sở hữu nét tương cận nhằm tăng sức gợi tả, gợi hình hoặc gợi cảm.

- Thuật ngữ dân tộc hướng tới một cộng đồng người sở hữu, chia sẻ lịch sử, nguồn gốc, sắc tộc, văn hóa hoặc ngôn ngữ.

- Di cư là thay đổi nơi ở, vị trí sinh sống để tìm đến một địa điểm phù hợp hơn.

- Khảo cổ học là ngành khoa học tập trung nghiên cứu các hoạt động, nguồn gốc của con người trong quá khứ.

- Trường từ vựng là tập hợp hệ thống các từ ngữ có ít nhất một nét chung về ý nghĩa.

- Gia phả là bản ghi chép nguồn gốc, họ tên, tuổi tác, ngày sinh, ngày mất, vai trò cũng như công đức của bề trên gồm cha mẹ, ông bà, các bậc tổ tiên và phần mộ của đại gia đình hoặc dòng họ nào đó.

- Cực quang là một hiện tượng quang học, thiên văn học thể hiện qua các dải màu ánh sáng rực rỡ trên bầu trời buổi đêm. Cực quang có nguồn gốc từ sự tương tác giữa các hạt mang điện tích với tầng khí quyển.

3. Đặc điểm của thuật ngữ

Về nguyên tắc cấu thành, mỗi thuật ngữ chỉ diễn tả một khái niệm và ngược lại, mỗi khái niệm chỉ được diễn tả bằng một thuật ngữ, tiêu biểu là thuật ngữ nhiễm sắc thể trong lĩnh vực sinh học.

Thuật ngữ nhiễm sắc thể biểu thị cho vật thể tồn tại, di truyền trong nhân tế bào với khả năng tự phân li, nhân đôi và tổ hợp đặc tính ổn định qua nhiều thế hệ. Thuật ngữ này vì vậy chỉ biểu thị duy nhất một khái niệm.

Do giới hạn trong lĩnh vực nhất định, một số thuật ngữ hiếm khi được sử dụng rộng rãi, đơn cử thuật ngữ toán học, thuật ngữ vật lý hay thuật ngữ sinh học. Điều này cho thấy thuật ngữ có tính biệt lập, không phổ biến.

Bởi thuật ngữ là khái niệm hay quy ước chung của cộng đồng, chúng sở hữu tính quốc tế, toàn cầu và không bị thay đổi khi xuất hiện trên các ngôn ngữ khác nhau, tiêu biểu như thuật ngữ virus Corona.

Nhằm giải thích và cung cấp thông tin chính xác, thuật ngữ không được phép bộc lộ sắc thái cảm xúc. Chính vì vậy, thuật ngữ không bao gồm tính biểu cảm.

Khi con người bàn luận trong diễn đàn khoa học về bệnh lý, họ sẽ chỉ đưa ra các khái niệm, thuật ngữ chứ không đề cập đến cảm xúc. Điều này lại khác biệt nếu người ta đối diện với cảnh bệnh tật, họ sẽ bộc lộ sự đồng cảm và xót thương.

4. Phương pháp tạo ra thuật ngữ

Để xây dựng một thuật ngữ, hai nội dung chính mà con người không thể bỏ qua là tiêu chí lựa chọn và cách đặt tên thuật ngữ.

4.1. Tiêu chí lựa chọn

Nhằm đảm bảo tính độc bản và chính xác, thuật ngữ cần sở hữu những tiêu chí cụ thể sau đây:

- Tính hệ thống: Không chỉ đáp ứng về mặt nội dung, một thuật ngữ cụ thể còn phải thiết lập mối quan hệ chặt chẽ, liên kết với những thuật ngữ khác. Về hình thức, thuật ngữ cần đảm bảo hoàn chỉnh về kết cấu, hình thái như ngữ nghĩa, ngắt nghỉ hay dấu câu).

- Tính chính xác: Biểu thị cho một khái niệm hoặc hiện tượng duy nhất, từ ngữ và câu văn trong thuật ngữ phải chuẩn xác, đơn nghĩa và không thể hiện sự đồng âm, đồng nghĩa hay đa nghĩa.

- Tính quốc tế: Mang đặc tính phổ biến, thuật ngữ nên được sử dụng rộng rãi bởi bất kỳ ai, bất cứ đâu trên thế giới. Chính vì vậy, con người cần chú trọng đến tính quốc tế của phạm trù này.

4.2. Cách đặt tên

Về việc đặt tên, thuật ngữ thường được gọi tên theo phương pháp vay mượn, kế thừa hoặc tạo mới hoàn toàn, cụ thể như sau:

- Kế thừa: Lấy từ ngữ trong từ điển có sẵn và tái định nghĩa sao cho phù hợp với mục tiêu hay lĩnh vực mà thuật ngữ đề cập, tiêu biểu là thuật ngữ xổ số kiến thiết.

- Vay mượn: Thuật ngữ có thể được vay mượn từ tiếng nước ngoài nếu chúng đã phổ biến, riêng biệt và không gây hiểu lầm. Dạng tên thuật ngữ này thường được phiên âm, dịch nghĩa để phù hợp với mục đích sử dụng ở nước sở tại, đơn cử thuật ngữ tiền tố và hậu tố.

- Tạo mới: Phương pháp này đề cập đến việc kết hợp, sử dụng các tiếng, từ vựng mới để cấu thành tên thuật ngữ. Với hình thức tạo mới, tên thuật ngữ có thể sở hữu một hoặc tất cả bộ phận mới.

5. Những lưu ý cơ bản trong quá trình sử dụng

Khi hiểu rõ thuật ngữ là gì, độc giả sẽ biết cách ứng dụng thuật ngữ vào từng trường hợp, hoàn cảnh cụ thể. Nếu thuật ngữ thuộc lĩnh vực chuyên môn như khoa học, công nghệ thì người dùng cần xem xét sự phù hợp của ngữ cảnh hay văn cảnh để sử dụng sao cho đúng, tránh trường hợp lạm dụng quá đà.

Với văn bản hoặc nội dung thông dụng, việc sử dụng thuật ngữ cần tiết chế nếu có nguy cơ gây ra sự nhầm lẫn. Trong quá trình sử dụng, bạn đọc cũng có thể chú thích, giải nghĩa hoặc đánh dấu (in nghiêng hoặc dùng ngoặc kép) thuật ngữ.

Thao tác này giúp việc thông hiểu thuật ngữ trở nên dễ dàng hơn, hiệu quả của quá trình học tập và nghiên cứu cũng được nâng cao.

Ngoài ra, người dùng phải chú ý tới vấn đề văn hóa, sắc tộc, tôn giáo, giới tính, chính trị, địa vị, giai cấp hay tuổi tác để sử dụng thuật ngữ phù hợp, tránh gây ra cảm xúc hoặc tác động tiêu cực.

LỜI KẾT

Để sử dụng hoặc xây thuật ngữ hiệu quả, độc giả cần nắm rõ thông tin quan trọng về phạm trù này. Qua bài viết trên, Kinhcan.vn hy vọng bạn đọc đã có được nguồn thông tin hữu ích, phục vụ cho việc ứng dụng thuật ngữ lên nghiên cứu lẫn đời sống thường ngày.