Phương pháp là gì? Quan điểm, vai trò, phân loại và phân biệt phương pháp

Trong khoa học lẫn đời sống, thuật ngữ “phương pháp” thường được con người sử dụng, tiêu biểu là phương pháp nghiên cứu, phương pháp giáo dục, phương pháp làm việc, phương pháp thực hiện, phương pháp chứng minh và phương pháp luận.

 

Để tìm hiểu kỹ hơn về nội dung này, Kinhcan.vn xin phép gửi đến bạn đọc bài viết dưới đây, bản tổng hợp những thông tin cơ bản xoay quanh phương pháp.

1. Phương pháp là gì?

Nhằm khám phá phương pháp, định nghĩa cùng nguồn gốc của phương pháp cần được làm rõ trước tiên.

1.1. Định nghĩa phương pháp

Bắt nguồn từ Hy Lạp, thuật ngữ phương pháp có nghĩa là con đường, công cụ để đạt được mục đích rõ ràng. Phương pháp vì vậy có thể hiểu là đường lối, cách thức mang tính hệ thống đề ra nhằm mục tiêu giải quyết, thay đổi các vấn đề hiện hữu.

Ngoài ra, phương pháp cũng bắt nguồn từ thực tiễn khi con người rút ra kết luận, đúc kết giá trị và nâng cao nhận thức, qua đó tự điều chỉnh hành vi của bản thân hay xã hội.

1.2. Nguồn gốc của phương pháp

Từ quy luật khách quan được con người đúc kết và diễn đạt lại bằng lý luận, cơ sở cho phương pháp đã được hình thành, kiến tạo nội dung hay nguyên tắc thực hiện.

Trước khi tiến hành một hoạt động cụ thể, con người thường phân tích sự vật, sự việc cùng hoàn cảnh để đặt ra mục tiêu thích hợp. Qua đó, cách thức và phương tiện cũng được xác định rõ ràng, thuận tiện cho quá trình thực hiện, thay đổi hiện tượng

Hình thành nhờ mối liên kết giữa con người với tự nhiên, phương pháp được bảo tồn trong hoạt động thực tế và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác nhờ ghi chép, ngôn ngữ.

Như vậy, phương pháp nhìn chung đều bắt nguồn từ thực tiễn, phản ánh quy luật khách quan mà con người đúc kết để điều hướng các hoạt động, phục vụ cho mục đích cụ thể.

1.3. Một số ví dụ cơ bản

Mang tính đa dạng, phương pháp thường được thay đổi sao cho phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của từng lĩnh vực. Dưới đây là một số ví dụ điển hình cho phương pháp:

- Phương pháp ghi nhớ kỹ càng và bền bỉ: Không chỉ áp dụng lên học sinh hay sinh viên, phương pháp này còn phù hợp với những người có nhu cầu tiếp nhận và ghi nhớ thông tin một cách nhanh chóng, hiệu quả.

Đòi hỏi sự kiên trì và tập trung nhất định, phương pháp ghi nhớ sẽ phát huy tác dụng nếu bạn chăm chỉ luyện tập, kết hợp nghỉ ngơi thích hợp. Nội dung chi tiết về phương pháp ghi nhớ kỹ càng, bền bỉ được thực hiện như sau:

  • Nhắc lại nội dung, kiến thức hay vấn đề cần ghi nhớ nhiều lần trong ngày, tuần hay thậm chí là tháng.
  • Học thuộc, nghiên cứu kỹ càng nội dung, vấn đề và bài học trước khi chuyển sang kiến thức mới. Cần sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý để tránh tình trạng mệt mỏi, quá tải khi tiếp thu thông tin liên tục.
  • Tránh việc suy nghĩ, cân nhắc quá nhiều vấn đề cùng lúc bởi điều này dẫn đến tình trạng mất cân bằng và động lực, khiến hiệu quả của phương pháp ghi nhớ bị suy giảm rõ rệt.
  • Kết hợp các thao tác đa dạng gồm suy ngẫm, đọc nhẩm, đọc to và ghi chép để nắm được kiến thức cơ bản, ghi nhớ thông tin quan trọng.
  • Ngoài ra, bạn học cũng có thể áp dụng hình thức hỏi đáp khi tiến hành học tập theo nhóm, qua đó nâng cao hiệu quả ở phương pháp ghi nhớ.

Phương pháp tác động tâm lý: Phổ biến trong cuộc sống thường ngày, phương pháp tác động tâm lý được sử dụng như phương tiện giao tiếp, hình thành trạng thái tâm lý tích cực hoặc thay đổi nhận thức về con người.

Phương pháp tác động này thường áp dụng các công cụ là ngôn ngữ, cử chỉ, hành vi, hình ảnh hoặc ký hiệu nhằm mục tiêu lan truyền cảm xúc, thông tin về một vấn đề. Từ đó, mục đích giáo dục hay ám thị tâm lý sẽ được thực hiện.

2. Quan điểm duy tâm và duy vật về phương pháp

Trong quan niệm về phương pháp, chủ nghĩa duy tâm và duy vật thể hiện hai trạng thái đối lập, ý niệm khác biệt.

2.1. Phương pháp trong chủ nghĩa duy tâm

Các nhà duy tâm cho rằng phương pháp là hệ thống quy tắc được đề ra bởi lý trí con người, thuận tiện cho nhận thức lẫn hành động. Chính vì vậy, phương pháp trong chủ nghĩa duy tâm là phạm trù hoàn toàn thuần túy, chủ quan.

2.2. Chủ nghĩa duy vật và phương pháp

Trái với chủ nghĩa duy tâm, quan điểm duy vật nhìn nhận phương pháp như một phạm trù khách quan. Dẫu được sử dụng bởi con người, phương pháp vốn tồn tại từ lâu, có sẵn ngoài hiện thực.

Tuy nhiên, phương pháp không mang bản chất tùy tiện, đại khái mà được tạo nên từ kết luận, giá trị và nhận thức để kiến tạo một hệ thống quy tắc đúng đắn, chuẩn xác. Nhờ đó, con người tự xây dựng các công cụ nhằm thay đổi, cải thiện xã hội.

3. Phân loại phương pháp

Mang tính đa dạng, phương pháp thường được phân chia thành năm loại cơ bản gồm phương pháp chung, phương pháp riêng, phương pháp phổ biến, phương pháp nhận thức và phương pháp hoạt động thực tiễn.

Tuy xây dựng trên cơ sở quy luật cũng như quan điểm, các phương pháp này lại khác biệt về nội dung, mức phổ biến và phạm vi ứng dụng:

  • Phương pháp chung được ứng dụng trên nhiều ngành khoa học, đơn cử phương pháp thí nghiệm, quan sát, mô hình hóa cũng như hệ thống cấu trúc.
  • Phương pháp riêng chỉ áp dụng cho các bộ môn, lĩnh vực khoa học cụ thể như vật lý, xã hội, sinh học hay toán học.
  • Phương pháp phổ biến là một phần thuộc triết học Mác – Lênin, nó được sử dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội từ khoa học đến thực tiễn. Như vậy, phép biện chứng từ quan điểm duy vật được coi là phương pháp bao quát, phổ biến nhất.
  • Phương pháp nhận thức được thiết lập nhằm mục đích tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm và xây dựng, phát triển lý luận khoa học. Một số phương pháp nhận thức điển hình gồm quan sát, thử nghiệm, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch và phân tích qua lịch sử hay góc nhìn cụ thể, trừu tượng.
  • Phương pháp hoạt động thực tiễn quan tâm trực tiếp đến các hành động thường ngày, cơ bản của con người.

4. Vai trò của phương pháp

Trải qua bề dày lịch sử với sự phát triển của nhân loại, phương pháp đã trở thành yếu tố cốt lõi, quyết định sự thành công hoặc thất bại của con người. Áp dụng phương pháp đúng đắn, mục tiêu cùng hành động mới đạt hiệu quả tốt, năng suất cao.

Một ví dụ điển hình trong lĩnh vực nông nghiệp là phương pháp chăn nuôi. Nếu người nông dân thực hiện đúng phương pháp, quy chuẩn nuôi gia súc và gia cầm thì những con giống sẽ trưởng thành nhanh chóng, mang lại nguồn lợi ổn định về kinh tế. 

Tuy nhiên, phương pháp chăn nuôi nếu không đảm bảo thực hiện liên tục, đầy đủ sẽ gây ra tình trạng vật nuôi ốm yếu, không đạt chất lượng tiêu dùng và khó có thể xuất chuồng. Người nông dân vì vậy cũng bị ảnh hưởng uy tín, nguồn tài chính cá nhân.

5. Phân biệt phương pháp với biện pháp

Dù phương pháp và biện pháp là các phạm trù riêng biệt, không trùng khớp, nhiều người vẫn nhầm lẫn hai nội dung này. Nhằm phân biệt phương pháp với biện pháp, Kinhcan.vn đã tổng hợp bảng so sáng dưới đây, giúp bạn đọc hiểu rõ định nghĩa, mục đích và cách sử dụng ở từng loại.

Tiêu chí phân biệt

Phương pháp

Biện pháp

Định nghĩa

- Phương pháp là đường lối, cách thức mang tính hệ thống được đề ra nhằm mục tiêu giải quyết, thay đổi các vấn đề hiện hữu.

- Ngoài ra, phương pháp cũng bắt nguồn từ thực tiễn khi con người rút ra kết luận, đúc kết giá trị và nâng cao nhận thức, qua đó tự điều chỉnh hành vi của bản thân hay xã hội.

-  Biện pháp là con đường, cách thức được đưa ra để tác động lên đối tượng cụ thể, nhằm khắc phục hoặc xử lý các vấn đề phát sinh.

- Biện pháp giúp chủ thể, người lãnh đạo thực hiện mục tiêu quản lý, theo dõi hiệu quả hơn.

Ví dụ thực tiễn

Một số phương pháp điển hình là phương pháp giảng dạy, phương pháp nghiên cứu, phương pháp thực hành hay phương pháp luận.

Một số ví dụ về biện pháp có thể kể đến biện pháp hành chính, biện pháp xử phạt, biện pháp kỹ thuật cùng biện pháp kỷ luật.

Phân tích cụ thể

Khi học sinh có dấu hiệu chểnh mảng, không tập trung và kết quả học tập đi xuống, nhà trường cùng phụ huynh cần tìm ra phương pháp giáo dục phù hợp để thay đổi tình trạng.

Khi học sinh không tuân thủ các nội quy của nhà trường, vi phạm bộ quy định đã đặt ra, ban giám hiệu cần sử dụng biện pháp kỷ luật nghiêm khắc, tương ứng với mức độ vi phạm.

6. Phương pháp luận là như thế nào?

Từ nội dung phương pháp, con người đã phát triển và xây dựng định nghĩa, phân loại cùng vai trò của phương pháp luận.

6.1. Khái niệm phương pháp luận

Phương pháp luận là hệ thống những nguyên tắc, quan điểm xuất phát từ chỉ đạo cụ thể khi xác định khả năng ứng dụng, phạm vi nhằm đạt hiệu quả tối đa. Nhìn chung, phương pháp luận được ví như nền tảng lý luận hay khoa học về phương pháp.

6.2. Các cấp độ của phương pháp luận

Được chia thành ba cấp độ chính, phương pháp luận gồm phương pháp ngành, phương pháp chung và phương pháp chung nhất:

  • Phương pháp ngành là phương pháp luận ứng dụng, phù hợp với các ngành khoa học cụ thể như sinh học, vật lý cùng hóa học.
  • Phương pháp chung sở hữu nguyên tắc, quan điểm chung và cao cấp hơn phương pháp ngành. Phương pháp này thường ứng dụng trong quá trình nghiên cứu vấn đề, nội dung thuộc nhóm ngành nhất định.
  • Phương pháp chung nhất là công cụ khái quát mọi nguyên tắc, quan điểm để làm cơ sở cho phương pháp ngành, phương pháp chung cũng như phương thức hoạt động cụ thể trong nhận thức lẫn thực tiễn.

6.2 Vai trò của phương pháp luận với triết học Mác - Lê nin

Với nhận thức cũng như thực tiễn, phương pháp luận đóng vai trò chỉ đạo hướng tìm kiếm, lựa chọn và phân tích để vận dụng hình thức nghiên cứu phù hợp. Như vậy, phương pháp luận thuộc triết học Mác - Lênin đã góp phần định hướng, chỉ dẫn con người trong nhận thức lẫn thực tiễn.

LỜI KẾT

Qua bài viết của Kinhcan.vn, hy vọng bạn đọc sẽ tiếp nhận được nhiều thông tin toàn diện, bổ ích về phương pháp. Ngoài ra, chuyên mục tin mới của Kinhcan.vn sẽ được cập nhật, hoàn thiện liên tục, mong bạn đọc tiếp tục theo dõi và chờ đón những kiến thức mới mẻ.