Mạng xã hội là gì? Chức, năng vài trò và top mạng xã hội hàng đầu

Hiện nay, các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram hay Twitter ngày càng phổ biến và được nhiều người sử dụng. Đứng trên góc độ nhất định, chúng đều có lợi ích cũng như tác hại riêng, tác động trực tiếp đến cuộc sống của con người.

Tuy nhiên, mạng xã hội là gì? Không phải ai cũng hiểu hết, tường tận loại hình trực tuyến này. Vậy nên trong bài viết này, Kinhcan.vn sẽ giải đáp cho bạn những câu hỏi liên quan đến mạng xã hội, tìm hiểu đặc điểm cũng như ảnh hưởng của nó.

1. Mạng xã hội là gì?

Mạng xã hội được hiểu là một nền tảng trực tuyến, tại đây mọi người có thể xây dựng nên các mối quan hệ ảo với đối tượng có chung sở tích, tính cách, nghề nghiệp hoặc với những mối quan hệ ở ngoài đời thực.


 

Hiện nay, mạng xã hội có nhiều hình thức và tính năng khác nhau, người dùng có thể truy cập ở bất kỳ thiết bị kết nối được mạng như điện thoại, máy tính bàn, máy tính xách tay hay máy tính bảng.

2. Những đặc điểm thường có ở mạng xã hội

Để hiểu rõ hơn, Kinhcan.vn sẽ chỉ ra cho bạn một số đặc điểm thường có ở bất kỳ nền tảng hoặc ứng dụng mạng xã hội. Cụ thể như sau:

  • Một, mạng xã hội là nền tảng trên internet.
  • Hai, người dùng sẽ có tài khoản và hồ sơ riêng trên mạng xã hội mà mình sử dụng.
  • Ba, thông qua các tài khoản ảo do người dùng lập nên, mạng xã hội sẽ tạo ra các liên kết nhất định.
  • Bốn, nội dung đọc được trên mạng xã hội sẽ do người dùng tạo ra chứ không phải một thiết bị thông minh hay tân tiến nào khác tạo ra.

3. Chức năng và vai trò của mạng xã hội

Mạng xã hội không chỉ là nơi để mỗi người tìm niềm vui giải trí, chia sẻ tâm sự hoặc lan tỏa niềm vui trong cuộc sống. Xét từ những khía cạnh tích cực, không gian ảo này còn giúp củng cố niềm tin của nhân dân, góp phần phát triển tư duy và nhận thức, đẩy mạnh quá trình hội nhập văn hoá.

3.1. Củng cố niềm tin của nhân dân với lãnh đạo Đảng và Nhà nước

Nếu nhìn từ góc độ quản lý nhà nước, mạng xã hội được hiểu là một hệ thống cung cấp cho cộng đồng các dịch vụ lưu trữ, trao đổi hoặc tìm kiếm các thông tin hữu ích. Trong đó có thể kể đến như dịch vụ tạo trang cá nhân, diễn đàn trao đổi hoặc trò chuyện trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh.


Còn với dưới góc nhìn văn hoá và xã hội thì mạng xã hội tập hợp các mối quan hệ giữa các cá nhân, hội nhóm hoặc tổ chức trên môi trường internet. Bởi vậy, mạng xã hội vừa thuộc loại hình cộng động vừa mang tính chất ảo, thoả mãn nhu cầu về vật chất lẫn tinh thần cho con người.

3.2. Góp phần phát triển nhận thức - tư duy - kỹ năng sống của cá nhân

Hiện nay, các thông tin văn hoá - xã hội dễ dàng được nắm bắt qua mạng xã hội. Các nền tảng như Facebook, Instagram hay Youtube dần trở thành nơi cung cấp tin tức, kiến thức về mọi mặt đời sống.

Người dùng với một vài thao tác đơn giản là đã có thể cập nhật thông tin về lĩnh vực, vấn đề mà mình quan tâm trong ngày, tuần hoặc tháng. Nhờ đó, họ nắm được xu thế của cuộc sống xung quanh mình mà không tốn quá nhiều thời gian.

Không những chỉ cung cấp thông tin, mạng xã hội còn là nơi chia sẻ, cung cấp hay dạy các kỹ năng như nấu ăn, học ngoại ngữ, giao tiếp, tâm lý hay thể thao của mỗi cá nhân. Tất cả các chia sẻ trên mạng xã hội hoàn toàn miễn phí, người dùng linh động thời gian học tập.

3.3. Góp phần vào sự phát triển của văn hoá cộng đồng

Giờ đây, thế giới không chỉ quan tâm đến văn hóa sống của cá nhân ngoài đời thực mà còn cả trên mạng xã hội. Sự tân tiến của khoa học kỹ thuật đã gắn kết con người lại với nhau, vậy nên những tương tác với gia đình, bạn bè được cởi mở và quan tâm hơn bao giờ hết.

Không những vậy, vấn đề văn hoá cộng đồng dẫn được phổ biến rộng rãi và thu hút sự chú ý của nhiều người hơn. Nhờ đó, các công tác huy động, kêu gọi hỗ trợ thiên tai, dịch bệnh, lá lành đùm lá rách có dấu hiệu khởi sắc.

Mạng xã hội không chỉ là nơi chia sẻ thông tin, kêu gọi sự giúp đỡ mà còn là địa điểm ảo để kinh doanh, bán hàng của một số cá nhân. Sự phổ biến, dễ dàng trao đổi, không tốn nhiều thời gian ngày càng phát triển và chuyên nghiệp hơn.

3.4. Đẩy mạnh quá trình hội nhập văn hoá Việt Nam trên trường quốc tế

Một số mạng xã hội phổ biến hiện nay như Facebook, Youtube, Instagram và Twitter đã mở ra nhiều cơ hội tiếp xúc giao lưu văn hoá, gắn kết các dân tộc lại gần nhau.

Việt Nam cũng không ngoại lệ, thông qua các nền tảng xuyên biên giới này, nước ta có thể phát đi thông điệp, phổ biến rằng ta là một dân tộc yêu hòa bình, tôn trọng công lý, nền văn hoá lịch sử lâu đời và thiên nhiên phong phú và kỳ vĩ.

4. Mục tiêu của mạng xã hội

Khi thành lập hoặc dự định phát triển một dự án nào đó, bất kỳ người đứng đầu nào cũng sẽ đề ra mục tiêu cho sản phẩm của mình. Mạng xã hội không ngoại lệ điều đó, nó muốn tạo ra hệ thống cho phép người dùng kết nối, giao lưu và chia sẻ những thông tin hữu ích.


 

Không chỉ dừng ở đó, mạng xã hội còn có mục tiêu xây dựng một cộng đồng có giá trị cao, giúp mỗi cá nhân nâng cao khả năng giao tiếp hay xử lý các mối quan hệ của mình.

5. Những loại mạng xã hội phổ biến

Hiện nay, có rất nhiều nhà phát triển đang cố gắng tạo và thúc đẩy mạng xã hội của mình đi đầu. Dù trong hay ngoài nước, thị trường này vẫn chưa bao giờ hết sôi nổi, sức nóng vẫn như thuở ban đầu.

5.1. Facebook

Dù có nhiều mạng xã hội ra đời, với thiết kế hay tính năng hứa hẹn hơn nhưng Facebook vẫn là ông trùm trong giới khi được phần đông dân số thế giới sử dụng.

Nền tảng này được ra mắt vào tháng Hai năm 2004 tại Cambridge, phát triển bởi Mark Zuckerberg, Eduardo Saverin, Andrew McCollum, Dustin Moskovitz và Chris Hughes.


 

Với cách sử dụng đơn giản, phù hợp với mọi đối tượng nên Facebook dễ dàng nhận được sự ưu tái và tin dùng của nhiều người. Không những vậy, hàng năm công ty còn phát triển tính năng mới và không ngừng hoàn thiện, giúp khách hàng có những phút giây sử dụng tuyệt vời.

Trước đây, Facebook chỉ đơn giản là một mạng xã hội phục vụ nhu cầu kết bạn ảo, chia sẻ cuộc sống của con người. Đến nay, nền tảng này đang dần “chợ hoá" khi xuất hiện các thương nhân online, không ngừng rao bán hàng hoá để kiếm sống.

Bên cạnh lớp bọc hào nhoáng, tuyệt vời đó là những tai tiếng, tranh cãi khi Facebook không thể bảo mật được thông tin. Nhiều lần, báo chí đưa tin tập đoàn này phải đối mặt toà án vì làm lộ dữ liệu cá nhân của người dùng, gây ảnh hưởng không ít đến cuộc sống ngoài đời thực.

5.2. Instagram

Nhiều năm trước, Instagram chưa thực sự được sử dụng phổ biến vì nền tảng này chủ yếu dành cho những ai thích chia sẻ hình ảnh hơn là nội dung. Mạng xã hội này xuất hiện lần đầu vào tháng Mười năm 2010 trên App Store, cửa hàng ứng dụng của Apple, phát triển bởi Kevin Systrom và Mike Krieger.

Đến tháng Bảy năm 2011, ứng dụng có một trăm triệu tấm ảnh được đăng tải và một năm sau, người ta ước tính cứ mỗi giây là 58 bức ảnh được đăng tải, một người dùng mới đăng ký tài khoản.


 

Cũng trong thời kỳ đỉnh cao của mình, Instagram đã được Facebook mua lại và giúp nền tảng nhanh chóng đạt con số truy cập lý tưởng. Tuy về chung một nhà nhưng hai nền tảng này có cách thức hoạt động riêng biệt, gần như không bị liên quan hay ảnh hưởng gì.

Instagram hiện nay còn được nhiều nghệ sĩ nổi tiếng thế giới sử dụng, dường như ai cũng sẽ có một tài khoản để giao lưu với người hâm mộ. Điều đó lại càng khiến sức hút của mạng xã hội này tăng cao, không kém cạnh người bạn cùng nhà là Facebook.

Không chỉ vậy, Instagram còn thu hút người dùng với các hiệu ứng chụp ảnh đa dạng và phong phú. Chủ tài khoản cũng có thể giới hạn người xem bài bằng các chế độ bạn bè, bạn bè ngoại trừ hay bạn thân.

5.3. Twitter

Nếu nhắc đến Facebook, Instagram mà bỏ qua Twitter thì sẽ là một thiếu sót, đây là mạng xã hội phổ biến trên toàn cầu. Tuy nhiên, cách hoạt động của nó  lại có phần khác lạ và đặc biệt hơn.

Facebook sẽ cho bạn đăng tải nội dung với số ký tự không giới hạn, bạn muốn viết bao nhiêu từ cũng được nhưng với Twitter, mạng xã hội này chỉ cho bạn 140 ký tự trên một làa đăng mà thôi. Một điểm khác biệt nữa đó là, Twitter không có phần kết bạn, chỉ có thể nhấn theo dõi hoạt động của nhau.


 

Twitter được vận hành chính chính vào tháng Bảy năm 2006, phát triển bởi Jack Dorsey, Evan Williams, Biz Stone và Noah Glass. Biểu tượng của mạng xã hội này là chú chim màu xanh đang bay trên nền trắng.

Dù khá kén người dùng ở Việt Nam nhưng trên thị trường quốc tế, Twitter vẫn là cái tên đáng gờm với Facebook hay Instagram. Sự đơn giản trong cách sử dụng, nội dung ngắn gọn đã giúp mạng xã hội này trở nên thành công.

5.4. Youtube

Bên cạnh Facebook, Instagram thì Youtube cũng là một mạng xã hội được người dùng Việt Nam ưa chuộng sử dụng. Thậm chí, nền tảng này còn là nơi để nhà sáng tạo nội dung kiếm thêm thu nhập, quảng bá hình ảnh cá nhân.

Video đầu tiên được đăng tải trên Youtube là Me at the zoo, đây là sản phẩm do nhà đồng lập website Jawed Karim quay và đăng tải vào tháng Bốn năm 2005.


 

Phương thức hoạt động của Youtube là chia sẻ video, người dùng có thể tải lên hoặc tải về máy tính, điện thoại những video có ích cho bản thân. Dù không chia sẻ thông tin, nội dung dạng chữ nhưng nó vẫn được coi là mạng xã hội vì cho phép người dùng thực hiện nhiều thao tác bằng tài khoản riêng.

Nội dung trên Youtube rất đa dạ, từ đoạn ngắn chương trình truyền hình đến video âm nhạc, tin tức, phim tài liệu hay các video du lịch, ẩm thực, giáo dục hoặc giải trí.

Điểm khác biệt lớn nhất của Youtube so với các mạng xã hội khác đó là tài khoản, nền tảng này không bắt buộc người dùng phải tạo hay đăng nhập thông tin để sử dụng.

Tuy nhiên, để thực hiện các thao tác như bình luận, nhấn nút thích hoặc không thích, lưu trữ thì người dùng buộc phải đăng nhập tài khoản. Từ việc làm đó, Youtube sẽ thu thập được dữ liệu và đánh giá chất lượng nội dung video.

5.5. Zalo

Riêng ở Việt Nam, Zalo như một đế chế hùng mạnh khi được sử dụng áp đảo. Một phần bởi vì được phát triển và ra mắt bởi VNG, công ty công nghệ Việt Nam, còn lại là nhờ tính năng và giao diện thân thiện với người dùng.

Bản thử nghiệm của Zalo được ra mắt vào tháng Tám năm 2012, phiên bản chính thức được phát hành bốn tháng sau đó. Vào đầu năm 2014, VNG công bố Zalo có bảy triệu người dùng và đến cuối năm 2020, nền tảng này đã thu hút được sáu mươi triệu người dùng.


 


Từ những ngày đầu phát hành, Zalo đã không ngừng thay đổi và phát triển, nắm bắt kịp thời xu hướng người dùng. Người dùng có thể truy cập mạng xã hội này từ máy tính hoặc điện thoại di động, hay gọn nhẹ hơn với phiên bản website chỉ dành cho việc nhắn tin.

Các tính năng mà bạn có thể dễ dàng nhận thấy ở Zalo là gửi video qua tin nhắn, tìm quanh đây để dễ dàng kết bạn, chia sẻ địa điểm, nhắn tin bằng giọng nói hay các bộ sưu tập biểu tượng cảm xúc phong phú, đáng yêu.

Ngoài ra, Zalo được người dùng Việt Nam đánh giá cao về khả năng gửi ảnh hoặc đăng ảnh full HD cực nét, không bị vỡ như trên Facebook hay Instagram.

5.6. Tiktok

Bắt đầu từ năm 2020, trùng với thời điểm đại dịch Covid-19 bùng nổ, toàn thế giới chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của nền tảng video và mạng xã hội Tiktok.

Tiktok ra mắt năm 2017, đây là phiên bản quốc tế dành cho các thị trường bên ngoài Trung Quốc, nội địa nó có tên là Douyin. Mạng xã hội này được phát triển bởi Trương Nhất Minh, nhà sáng lập ByteDance.


 

Ban đầu, nó được biết đến là nơi các nhà sáng tạo đăng tải video ca nhạc ngắn, khiêu vũ, hát nhép, nhảy trong khoảng thời gian từ ba đến sáu mươi giây. Về sau, Tiktok trở thành nơi chia sẻ nhiều thông tin hơn như nấu ăn, kinh nghiệm hay lối sống.

Cũng trong năm 2020, Tiktok đạt mốc một tỷ người dùng trên toàn thế giới với vô số các video khác nhau. Người dùng khi lập tài khoản chỉ cần chọn thể loại, chủ đề yêu thích hoặc nhấn theo dõi ai đó thì mạng xã hội này sẽ tự động gợi ý các video tiếp theo.

6. Giấy phép mạng xã hội là gì?

Tại Việt Nam, để cung cấp được dịch vụ mạng xã hội thì doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân cần tiến hành thủ tục xin giấy phép mạng xã hội, đảm bảo được điều kiện hoạt động kinh doanh của mình.

Vậy, giấy phép mạng xã hội là gì? Đây là loại giấy cho phép thành viên tham gia mạng xã hội nào đó có thể tương tác, chia sẻ, trao đổi thông tin, kiến thức hữu ích.


 

Đơn vị cấp giấy phép mạng xã hội là Bộ Thông tin và Truyền thông, để được cấp giấy thì các tổ chức, doanh nghiệp xây dựng, vận hành và quản lý mạng xã hội phải đáp ứng đủ những điều kiện thiết lập do Bộ quy định.

Thời gian của giấy phép mạng xã hội sẽ phụ thuộc vào đề nghị của doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân. Tuy nhiên, giấy phép không quá mười năm và gia hạn không quá hai lần, mỗi lần tối đa hai năm.

7. Tìm hiểu về nghiện mạng xã hội

Với sự phát triển mạnh mẽ của xã hội, các tính năng mới liên tục được cập nhật đã kích thích sự tò mò của người dùng. Khi không thể khám phá hay sử dụng hết, họ sẽ ngày càng chìm đắm để tận hưởng những thứ không có thực đó.

Vì thế, khái niệm nghiện mạng xã hội ra đời, dùng để chỉ ai đó dành quá nhiều thời gian cho việc sử dụng mạng xã hội, để thế giới ảo can thiệp quá sâu vào các vấn đề trong cuộc sống hằng ngày.

Tuy chưa được công nhận là một căn bệnh nhưng đã nhiều nghiên cứu và điều tra được thực hiện. Cốt để tìm hiểu nguyên nhân, mục đích của nghiện mạng xã hội.


 

Tại Vương quốc Anh, một nghiên cứu chỉ ra rằng người nghiện mạng xã hội còn nghiêm trọng và nguy hiểm hơn nghiện thuốc lá. Nếu sử dụng quá nhiều thì khả năng giao tiếp trong đời thực sẽ giảm sút, cá nhân đó sẽ cảm thấy cô đơn và dễ mắc bệnh trầm cảm.

Chưa có quy chuẩn hay cụ thể rõ ràng đặc điểm về nghiện mạng xã hội, vậy nên trước khi quá muộn thì bạn nên học cách cân đối việc sử dụng các nền tảng này với hoạt động khác như giao tiếp với gia đình và bạn bè, học tập, vui chơi và làm việc.

8. Lợi ích và tác hại từ mạng xã hội

Mọi thứ luôn có mặt tốt và mặt xấu, mạng xã hội cũng không ngoại lệ. Tuỳ thuộc vào quan niệm, cách dùng thì mỗi người sẽ có góc nhìn và cảm nhận riêng về thế giới ảo này.

Hãy cùng Kinhcan.vn điểm qua một số lợi ích và tác hại mà mạng xã hội đã ảnh hưởng, thay đổi đến cuộc sống đời thực của con người nhé!

8.1. Mạng xã hội mang lại những lợi ích gì?

Một hệ thống người dùng đã được liên kế với nhau, tại đây họ có thể giao lưu, kết nối và chia sẻ những thông tin, kiến thức của mình. Từ đó nâng cao kỹ năng sống, tầm hiểu biết cũng như tích lũy được nhiều điều khác.


 

Mục đích ban đầu của mạng xã hội cũng là tạo ra một cộng đồng có gia đình, nâng cao vai trò của mỗi cá nhân, người dùng trong việc xây dựng các mối quan hệ. Từ đó thiết lập nên một nhóm người có chung sở thích, lối sống, mục đích hoặc chí hướng.

Ngoài ra, mạng xã hội còn mang đến cho người dùng những lợi ích như sau:

  • Một là, cập nhật thông tin nhanh chóng. Thay vì phải đợi báo giấy đến vào mỗi buổi sáng hoặc đầu tuần, giờ đây người dùng có thể nắm bắt tin tức về vấn đề, lĩnh vực mà mình quan tâm trong một ngày, thậm chí là vài chục phút.
  • Hai là, tạo nhiều mối quan hệ hơn. Mạng xã hội là môi trường khá mở nên vấn đề tương tác, trao đổi giữa những cá nhân trở nên dễ dàng hơn. Tại đây, họ có thể thoải mái liên lạc với bạn bè, người thân qua màn hình thiết bị điện tử có kết nối mạng.
  • Ba là, thực hiện các công việc quảng cáo và kinh doanh. Với những ai yêu thích công việc kinh doanh nhưng không có đủ vốn đề đầu tư một cửa hàng, mặt bằng đẹp thì mạng xã hội là lựa chọn lý tưởng. Tại đây, bạn chỉ cần tạo một trang, đăng tải ảnh cùng thông tin sản phẩm là đã có thể mở bán.

8.2. Tác hại của mạng xã hội

Vấn đề nào cũng đều có hai mặt tốt và xấu, mạng xã hội tốt đẹp vừa kể trên sẽ có thể biến thành “địa ngục” nếu không biết cách quản lý tốt. Như đã đề cập trong mục nghiện mạng xã hội là gì, con người rất dễ gây ra hậu quả khôn lường.

Việc sử dụng mạng xã hội sai mục đích, sai cách khiến nó chiếm phần lớn thời gian sẽ ảnh hưởng xấu đến bản thân người dùng. Họ có thể gặp phải các vấn đề về sức khỏe, tinh thần, thậm chí là nảy ra những suy nghĩ lệch lạc, vượt ngoài chuẩn mực xã hội.


 

Vì mạng xã hội là một môi trường mở nên bên cạnh những người có thiện chí chia sẻ thông tin hữu ích, một số kẻ xấu cũng coi nơi đây là địa điểm để trục lợi, lừa gạt những ai nhẹ dạ cả tin hoặc phát tán thông tin sai lệch.

Trên các nền tảng này, người dùng còn dễ bị mắc bẫy các nhà kinh doanh ảo với sản phẩm kém chất lượng. Việc hàng hoá không qua kiểm định, trực tiếp được bán đi rất dễ gặp phải một số vấn đề về hạn sử dụng, hàng nhái, hàng kém chất lượng.

Mạng xã hội không phải là một môi trường mở, tập hợp và kết nối giữa nhiều chủ thể nên việc tốt xấu sẽ phụ thuộc vào quy chuẩn hay cách sử dụng của mỗi người. Để những nền tảng này thực sự hữu ích, bạn nên tỉnh táo, biết chọn lọc thông tin và tự bảo vệ thông tin cá nhân.

LỜI KẾT

Trên đây là những thông tin về mạng xã hội là gì, đặc điểm của mạng xã hội, mục tiêu của các nền tảng này mà Kinhcan.vn muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có góc nhìn và đánh giá đúng nhất về mạng xã hội.