Kỉ luật là gì? Bí quyết rèn kỉ luật để thành công

Trên bất cứ môi trường hay lĩnh vực nào, tính kỷ luật đều đóng vai trò quan trọng và trở thành một phần không thể thiếu trong quá trình xây dựng, phát triển xã hội. Nhờ kỷ luật, mọi hoạt động được đưa vào khuôn khổ, nề nếp và đạt hiệu quả cao.

1. Kỷ luật là gì?

Đóng vai trò quan trọng với đời sống, kỷ luật sở hữu một khái niệm rõ ràng và các đặc điểm riêng biệt.

1.1. Khái niệm kỷ luật

Kỷ luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do cơ quan, tổ chức hay cộng đồng đặt ra, yêu cầu toàn bộ thành viên phải tuân thủ. Dựa trên nền tảng là chuẩn mực đạo đức, kỷ luật giúp con người làm rõ trách nhiệm, qua đó thúc đẩy tính tự giác để tiến tới thành công.

Phụ thuộc vào quy mô, kỷ luật được chia thành từng cấp độ khác nhau gồm cá nhân, tổ chức và nhà nước.

- Với cá nhân, kỷ luật là phương pháp cải thiện tính cách, phương thức làm việc của con người nhằm mục tiêu đạt hiệu suất cao, kết quả tốt.

- Trong tổ chức hay công ty, kỷ luật là nội quy cơ bản buộc mọi thành viên phải thực hiện, tuân thủ. Nếu vi phạm kỷ luật, đối tượng sẽ bị xử lý một cách thích hợp.

- Trên phạm vi quốc gia, kỷ luật được nâng cấp thành pháp luật, nó mang tính pháp lý rõ ràng. Nếu vi phạm pháp luật, đối tượng sẽ bị phạt hoặc xử trí tùy theo quy định của nhà nước.

1.2. Đặc điểm của kỷ luật

Không chỉ dựa trên thuần phong mỹ tục hay đạo đức thông thường, kỷ luật còn mang tính bắt buộc, điều này được quy định rõ ràng trong các văn bản từ cơ quan, tổ chức hay nhà nước.

Thêm vào đó, kỷ luật cũng sở hữu tính phổ biến khi xuất hiện ở nhiều nơi từ trường học, công sở đến doanh nghiệp, chính phủ. Tuy nhiên, quy định về kỷ luật lại thay đổi tùy từng ngành nghề, lĩnh vực

2. Tính kỷ luật là gì?

Dựa trên mối liên kết chặt chẽ giữa kỷ luật và con người, tính kỷ luật được khái quát với những đặc điểm rõ ràng.

2.1. Khái niệm tính kỷ luật

Là tính cách, phẩm chất của con người, tính kỷ luật được tôi luyện sau quá trình nỗ lực, phấn đấu, rèn luyện không ngừng nghỉ và tuân thủ khuôn khổ, quy định cũng như hoạt động của tổ chức.

2.2. Tính kỷ luật thể hiện trên con người

Với mỗi cá nhân, tính kỷ luật được thể hiện qua hành động, thái độ và nhận thức. Một số đặc điểm cơ bản ở tính kỷ luật bộc lộ như sau:

- Khả năng làm chủ nhận thức và hành vi mà không bị chi phối, gián đoạn bởi tác nhân từ bên ngoài.

- Dựa trên cơ sở là quy định, người sở hữu tính kỷ luật sẽ đặt mục tiêu phấn đấu, hoàn thiện bản thân.

- Ý chí vững vàng, sự quyết tâm cùng tư tưởng đúng đắn cũng thuộc tính kỷ luật, nó trợ giúp con người thực hiện tốt các công việc dù là nhỏ nhất.

- Tuy nhiên, tính kỷ luật không đề cập đến sự máy móc, cứng nhắc mà nhấn mạnh vào phẩm chất sáng tạo trong khuôn khổ thích hợp.

2.3. Cách rèn luyện tính kỷ luật

Để gặt hái thành công, điều thiết yếu là rèn luyện tính kỷ luật. Đầu tiên, con người cần nhận thức đúng về giá trị, khả năng của bản thân, qua đó xây dựng mục tiêu và hướng đi cá nhân. Từ mục tiêu, sự tự giác dần hình thành, trở thành kim chỉ nam cho hành động.

Ngoài ra, con người phải nhận thức được hậu quả khi không tuân thủ kỷ luật, điều này cũng nâng cao ý thức cá nhân, thúc đẩy tính tự giác.

Khi đã xác định các yếu tố kể trên, con người cần cam kết thực hiện, hoàn thành công việc trong thời gian nhất định. Tuy nhiên, hành trình xây dựng kỷ luật cần rất nhiều nỗ lực bởi vô vàn thử thách, cám dỗ luôn hiện hữu xung quanh.

Mỗi người vì vậy phải tỉnh táo, vững vàng để đương đầu với khó khăn xuyên suốt quá trình này.

Xuất phát từ những điều nhỏ nhất, con người có thể rèn luyện tính kỷ luật qua hành động thường ngày như nghỉ ngơi, dọn dẹp, ăn uống, mua sắm và đọc tài liệu. Mỗi phần việc nên được phân chia rõ ràng về thời gian, mục tiêu và cách thực hiện.

Nhờ đó, tính kỷ luật sẽ được duy trì như một thói quen, ứng dụng vào nhiều công việc quan trọng khác.

3. Tầm quan trọng của kỷ luật

Từ kỷ luật cá nhân, con người tự hoàn thiện mình để sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình cùng xã hội. Thói quen trì hoãn vì vậy được cải thiện, tiết kiệm thời gian trong cuộc sống. Nhằm xây dựng cộng đồng văn minh và lớn mạnh, kỷ luật cũng là một phần không thể thiếu.

Nhờ lối sống chuẩn mực, các tệ nạn xã hội sẽ bị hạn chế, giảm thiểu và xử lý nghiêm khắc. Kỷ luật do đó thúc đẩy sự công bằng, nghiêm minh, đồng thời kiến tạo lối sống đúng đắn cho xã hội, góp phần vào công cuộc phát triển đất nước.

Ngoài ra, kỷ luật còn giúp con người chạm tới thành công. Nếu không có kỷ luật, việc thực hiện mục tiêu sẽ trở nên hết sức khó khăn. Như vậy, kỷ luật có thể được ví như công cụ hỗ trợ, bước đệm quan trọng trên quãng đường tiến tới thành công.

4. Xử lý kỷ luật là như thế nào?

Khi cá nhân không thực hiện đúng nội quy của cơ quan, tổ chức hay pháp luật, người đó sẽ bị xử lý theo mức độ vi phạm. Hình thức kỷ luật vì vậy phụ thuộc vào quy định chung ở công ty, doanh nghiệp hay nhà nước.

Đóng vai trò quan trọng, xử lý kỷ luật nhằm mục tiêu chấn chỉnh ý thức, răn đe đối tượng vi phạm, giảm thiểu tình trạng tiêu cực và đúc kết bài học chung.

Theo quy định hiện hành, xử lý kỷ luật thường áp dụng với hai đối tượng chính là người lao động ở các tổ chức, cơ quan và doanh nghiệp hoặc cán bộ, công chức với viên chức trong chính phủ.

4.1. Xử lý kỷ luật với người lao động

Theo điều 122 thuộc Bộ luật Lao động năm 2019, quy tắc xử lý kỷ luật người lao động được quyết định như sau:

- Người sử dụng lao động như công ty, cơ quan, xí nghiệp phải chứng minh được lỗi vi phạm của người lao động là nhân viên.

- Trong quá trình xử phạt, tổ chức đại diện cho người lao động tại cơ sở mà họ làm việc phải tham gia.

- Không chỉ có mặt, người lao động có quyền mời luật sư, tự bào chữa hay tổ chức đại diện lao động biện hộ  thay cho người vi phạm. Trong trường hợp người lao động chưa đủ 15 tuổi, người đại diện theo pháp luật bắt buộc phải tham gia.

- Quá trình xử lý vi phạm phải được ghi chép lại và lập biên bản.

Căn cứ vào khoản hai và ba trong điều luật kể trên, nếu người lao động thực hiện duy nhất một hành động vi phạm thì sẽ không áp dụng nhiều hình thức kỷ luật lao động. Tuy nhiên, người vi phạm nhiều quy định,có nhiều hành vi trái luật thì phải chấp nhận hình thức kỷ luật cao nhất.

Ngoài ra, khoản bốn cũng nhấn mạnh rằng người lao động sẽ không bị kỷ luật khi đang dưỡng bệnh, đã nghỉ việc, mang thai và nghỉ thai sản, bị tạm giữ hoặc tạm giam hay chờ kết quả xác minh hành vi, mức độ vi phạm từ cơ quan có thẩm quyền.

Với hình thức xử lý kỷ luật lao động, điều 124 thuộc Bộ luật Lao động năm 2019 đã quy định rằng có bồn hình thức xử lý gồm khiển trách, kéo dài thời hạn tăng lương nhưng không quá nửa năm, cách chức hoặc sa thải.

4.2. Xử lý kỷ luật với cán bộ, công chức và viên chức

Căn cứ vào khoản một trong điều hai thuộc Nghị định 112/2020 của Chính phủ, nguyên tắc cơ bản khi xử lý kỷ luật cán bộ, công chức cùng viên chức là “Khách quan, công bằng; công khai, minh bạch; nghiêm minh, đúng pháp luật.”

Ngoài ra, khoản hai trong điều luật trên còn nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm tinh thần, thân thể, nhân phẩm, danh dự, xuyên suốt quá trình xử lý kỷ luật.

Theo điều bảy thuộc Nghị định 112/2020, nhà nước quy định một số phương pháp xử lý kỷ luật với cán bộ, công chức như sau:

Cán bộ

Công chức không giữ chức vụ quản lý hay lãnh đạo

Công chức nắm giữ chức vụ quản lý hoặc lãnh đạo

- Khiển trách

- Cảnh cáo

- Cách chức

- Bãi nhiệm

- Khiển trách

- Cảnh cáo

- Hạ bậc lương

- Buộc thôi việc

- Khiển trách

- Cảnh cáo

- Giáng chức

- Cách chức

- Buộc thôi việc

Dựa trên điều 15 trong Nghị định 112/2020, chính phủ xác định các hình thức kỷ luật với viên chức như sau:

Viên chức bình thường

Viên chức nắm giữ chức vụ lãnh đạo hoặc quản lý

- Khiển trách

- Cảnh cáo

- Buộc thôi việc

- Khiển trách

- Cảnh cáo

- Cách chức

- Buộc thôi việc

 

Lời kết

Qua bài viết này, Kinhcan.vn hy vọng bạn đọc tiếp nhận được nhiều thông tin bổ ích, thú vị liên quan đến tính kỷ luật và áp dụng chúng trong cuộc sống.