Định nghĩa là gì? Phân biệt khái niệm và định nghĩa

Bạn thường sử dụng định nghĩa như một từ tương đương thay thế cho khái niệm? Trên thực tế, định nghĩa không hoàn toàn giống khái niệm về mặt ngữ nghĩa và chức năng.

Trong bài viết dưới đây, Kinhcan.vn sẽ giải thích cụ thể khái niệm định nghĩa, so sánh điểm tương đồng lẫn khác biệt giữa định nghĩa và khái niệm, đồng thời cung cấp một số ví dụ về định nghĩa thông dụng nhằm giúp bạn đọc hình dung rõ hơn về chủ điểm kiến thức này.

1. Định nghĩa là gì?

Thuật ngữ định nghĩa để chỉ sự xác định bằng ngôn ngữ mô tả lại những đặc tính cơ bản, từ đó khái quát thành khái niệm chung cho một sự vật, hiện tượng cụ thể.

Trong đời sống thường ngày, định nghĩa thường được ứng dụng nhằm mục đích phân biệt sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác nhờ những nét đặc trưng đã liệt kê.

Để định nghĩa một khái niệm nào đó, các nhà nghiên cứu thường đặt nó trong một bối cảnh rộng hơn rồi quan sát, phân tích những đặc điểm cơ bản của khái niệm cần định nghĩa.

Ví dụ: Carbon được định nghĩa là nguyên tố hóa học có trọng lượng nguyên từ bằng mười hai đơn vị carbon. Trường hợp này đã mô tả khái niệm về loại (carbon) qua khái niệm về chủng (nguyên tố hóa học) nhằm đưa ra định nghĩa chính xác, dễ hiểu nhất.

Đối với những khái niệm mang hàm nghĩa rộng, bao quát hơn như vật chất, ý thức, các nhà khoa học thường sử dụng cách định nghĩa ngoại lệ để đưa ra cái nhìn tổng quan cho người đọc.

2. Nguyên tắc của định nghĩa

Định nghĩa được biết đến như một bộ phận căn bản trong mọi lý thuyết khoa học và thường được xây dựng dựa trên bốn nguyên tắc chính như sau:

Nguyên tắc đầu tiên là sự tương xứng. Cụ thể hơn, nghĩa ngoại diên của khái niệm được định nghĩa và ngoại diên của khái niệm dùng để định nghĩa cần có phạm vi tương đương nhau.

Nguyên tắc thứ hai là sự rõ ràng, không nói vòng quanh. Định nghĩa cần sử dụng ngôn từ chính xác, cách diễn đạt mạch lạc, tránh lối nói vòng quanh lan man.

Nguyên tắc thứ ba là sử dụng cách nói khẳng định. Định nghĩa thường mang tính chân lý, độ chính xác cao. Bởi vậy, để thuyết phục người đọc, bạn không nên áp dụng lối diễn đạt phủ định trong câu.

Nguyên tắc cuối cùng là sự chính xác. Định nghĩa không nên chứa những thuộc tính, từ ngữ mơ hồ gây hiểu nhầm cho người học hay người nghe.

Trên đây là những nguyên tắc cần thiết cho một định nghĩa chuẩn mực. Bạn cần nắm rõ những quy tắc này để có thể đưa ra những định nghĩa phù hợp, chính xác nhất.

3. Phân biệt khái niệm và định nghĩa

Khái niệm và định nghĩa thường được sử dụng thay thế cho nhau trong nhiều hoàn cảnh, tình huống ở đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, trong lĩnh vực khoa học, hai từ này mang

ngữ nghĩa và tính chất khác nhau.

Dù đều sử dụng để mô tả đối tượng nghiên cứu, khái niệm và định nghĩa khác nhau về phạm vi, mục đích sử dụng.

Nếu định nghĩa cần đảm bảo sự chính xác, chặt chẽ, nhất quán thì khái niệm mang tính bao trùm, khái quát hơn, không nhất thiết tập trung vào một đối tượng cụ thể.

Định nghĩa xác định sự tồn tại duy nhất của một sự vật, hiện tượng, tạo căn cứ để phân biệt những đối tượng này với nhau. Thuật ngữ này xuất hiện nhiều trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, đặc biệt là toán học.

Khái niệm là bức phác thảo chung, góc nhìn phổ biến về một sự vật, hiện tượng và thường được sử dụng nhiều trong văn học và đời sống.

4.  Một số định nghĩa thông dụng

Nhằm giúp bạn học hình dung cụ thể hơn về định nghĩa, Kinhcan.vn sẽ đưa ra một số định nghĩa thông dụng trong phần cuối của bài viết.

Những định nghĩa này thường xuyên xuất hiện trong đời sống hằng ngày, được ứng dụng nhiều trong chương trình học hay là chủ đề quan tâm của đông đảo giới trẻ.

4.1. Định nghĩa triết học

Triết học là một hệ thống tri thức, lý luận chung về thế giới tự nhiên, vị trí và vai trò của con người trong thế giới đó. Những lý thuyết này được hình thành từ hoạt động nhận thức, tư duy của con người nhằm phục vụ các nhu cầu trong đời sống hằng ngày.

Triết học chỉ xuất hiện khi một số điều kiện nhất định được đảm bảo như:

- Con người tích lũy số lượng kiến thức, trải nghiệm nhất định và có khả năng khái quát, tổng kết những đặc điểm chung từ các sự kiện, hiện tượng riêng rẽ.

- Tầng lớp lao động tri thức đã xuất hiện và trở thành một bộ phận quan trọng trong đời sống loài người. Cộng đồng này đã hệ thống hóa và tổng kết những quy luật rời rạc lại thành hệ thống lý luận triết học chung.

Từ đó, chúng ta có thể rút ra rằng, triết học có nguồn gốc từ thực tiễn, gắn liền với nhu cầu của con người và liên tục tiến hóa theo quá trình phát triển về nhận thức, tư duy của con người.

4.2. Định nghĩa tình yêu

Tình yêu là một vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm từ tất cả mọi lứa tuổi, đặc biệt là giới trẻ hay những cặp đôi đang trong quá trình hẹn hò.

Dựa trên góc nhìn và cách hiểu của từng cá nhân, tình yêu được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau.

Một định nghĩa phổ biến nhất thì tình yêu được hiểu là trạng thái tình cảm mãnh liệt của chủ thể này với chủ thể khác, dẫn đến những mong muốn được gắn kết với nhau ở mức độ nhất định.


 

Tình yêu là một loại cảm xúc mạnh mẽ, đẹp nhưng khó có thể khái quát chính xác bằng ngôn từ. Loại tình cảm này luôn hiện hữu ở khắp nơi, không chỉ trong tình cảm đôi lứa mà còn ở đời sống gia đình, mối quan hệ bạn bè.

4.3. Định nghĩa Facebook

Facebook là một trang mạng xã hội gồm website, dịch vụ nhắn tin, bài đăng, quảng cáo nhằm gắn kết mọi người trên nền tảng trực tuyến. Dịch vụ mạng xã hội này được sáng lập bởi Mark Zuckerberg vào ngày 4 tháng 2 năm 2004 cùng bạn bè của mình.

Sau khi sở hữu một tài khoản Facebook, người dùng có thể nhanh chóng kết nối với bạn bè, tạo hình ảnh cá nhân trên mạng xã hội như một cách thể hiện bản thân đối với mọi người xung quanh.

Ngoài ra, bạn có thể nhắn tin, trò chuyện hay chia sẻ tâm trạng miễn phí với bạn bè thông qua chức năng Messenger của Facebook. Ứng dụng này còn cung cấp một bộ sưu tập cảm xúc, nhãn dán đa dạng giúp bạn thể hiện tâm trạng bản thân sinh động hơn.

Các doanh nghiệp, tổ chức cũng có thể tạo ra những trang fanpage trên nền tảng Facebook để quảng bá văn hóa làm việc, rao bán sản phẩm hay tuyển dụng những ứng viên phù hợp về công ty.

4.4. Định nghĩa thiền

Thiền định là một phương pháp rèn luyện cổ xưa nhằm kết nối tâm hồn với môi trường xung quanh lẫn thế giới tự nhiên.

Thiền mang nghĩa gốc từ tiếng Latinh là suy ngẫm hoặc chiêm ngẫm. Thông qua quá trình này, tâm trí con người trở nên thanh tịnh, bình tĩnh và tâm thái trở nên thoải mái hơn.

LỜI KẾT

Thông qua bài viết này, Kinhcan.vn hi vọng rằng bạn đọc đã có những hiểu biết cơ bản về định nghĩa, có khả năng phân biệt định nghĩa và khái niệm. Đồng thời, ứng dụng những kiến thức vừa học, bạn đọc có thể tự xây dựng những định nghĩa riêng của mình cho các vấn đề thường gặp trong đời sống.