Đặc điểm là gì? Các nhận biết và những khái niệm liên quan

Đặc điểm là gì? Đặc điểm trong tiếng Anh được viết và phát âm như thế nào? Liệu đặc điểm có giống với đặc trưng, đặc tính hay không? Tất cả những câu hỏi này sẽ được Kinhcan.vn giải đáp ngay trong bài viết này.

1. Đặc điểm là gì?

Đặc điểm là một từ ghép Hán-Việt, trong đó từ “đặc” dùng để chỉ đặc tính riêng biệt của cá thể, còn từ “điểm" lại nói về chi tiết, cụ thể tồn tại bên trong cá thể. Vậy nên, khi ghép hai từ đơn này lại, ta có khái niệm đặc điểm tổng quát dưới đây.

“Đặc điểm là điểm nổi bật, riêng biệt của chủ thể, sự vật, đối tượng dùng để xác định được đặc điểm của chủ thể, sự vật, đối tượng này có thể so sánh bản chất, tính trạng với đặc điểm của chủ thể, sự vật và đối tượng khác.”

Những từ chỉ đặc điểm của người và vật mà bạn thường sử dụng trong cuộc sống như:

- Đặc điểm tính cách con người: thật thà, ngoan ngoãn, đanh đá, chua ngoa, vui vẻ, bủn xỉn, keo kiệt hay hài hước.

- Đặc điểm màu sắc của vật: xanh, đỏ, tím, vàng, lam, chàm, biếc, đỏ tươi, trắng tinh, tím biếc, trắng ngần, xanh dương hay nâu.

- Đặc điểm nói về hình dáng người và vật: cao, thấp, to lớn, nhỏ con, thấp bé, mũm mĩm, gầy gò, vuông vắn, tròn xoe, lùn, béo hoặc gầy.

2. Từ đặc điểm trong tiếng Anh có nghĩa là gì?

Đặc điểm trong tiếng anh được có nghĩa là Characteristics, một số từ liên quan đến đặc điểm của người và vật trong tiếng anh như:

- Chỉ tính cách của một người: honest, funny, cheerful, obedient, kind, stubborn hoặc stingy.

- Từ chỉ màu sắc: blue, red, black, yellow, magenta, cyan, pure white, purple hay brown.

3. Nhận biết đặc điểm - đặc trưng - đặc tính

Trong đời sống thường nhật, có không ít người hiểu sai hoặc nhầm lẫn giữa đặc điểm với đặc trưng, đặc tính. Vì thế, sau đây Kinhcan.vn sẽ lập bảng so sánh, nêu ví dụ cụ thể để bạn nắm chắc cũng như nhận diện ba loại này.

 

Nội dung

Ví dụ

Đặc điểm

Đặc điểm thường được dùng trong các trường hợp nói về chi tiết toàn bộ các dấu hiệu bên trong hoặc bên ngoài chủ thể, sự vật, hiện tượng.

Tính biệt hoá của đặc điểm không cao do một số đặc điểm của chủ thể này cũng có thể là đặc điểm của chủ thể khác.

Chủ thể ban hành văn bản pháp luật là cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Văn bản xử phạt vi phạm hành chính cũng có đặc điểm là do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Đặc trưng

Đặc trưng thường được dùng trong trường hợp nói đến dấu hiệu bên ngoài của thực thể, cốt là phân biệt tính trạng nổi bật với những vật cùng loại hoặc chủ thể cùng khái niệm khác.

Giữa cơ quan nhà nước cấp trung ương và cơ quan nhà nước cấp địa phương có sự khác nhau về đặc trưng như phạm vi hoạt động, thẩm quyền pháp lý, mức độ áp dụng của các văn bản pháp lý.

Giữa hai con cá, cùng loại hoặc khác loại đều có những đặc trưng riêng biệt như giống cái với giống đực.

Đặc tính

Đặc tính thường được sử dụng trong trường hợp nói đến dấu hiệu bên trong, liên quan mật thiết đến tính chất, tính trạng của chủ thể, sự vật và hiện tượng.

Khái niệm này thường được gặp gặp trong các lĩnh vực như y tế, hoá học, điện tử hoặc cơ khí.

Các chất enzim có đặc tính là đẩy mạnh tốc độ phản ứng, nó có hoạt tính và tính chuyên hoá cao.

 

4. Vì sao cần hiểu rõ đặc điểm là gì?

Như đã đề cập ở các phần trên, khái niệm của thực thể hay vấn đề nào đó chỉ tổng quát những đặc tính cơ bản nhất. Để hiểu rõ, tường minh về tính trạng nổi bật thì cần đi sâu vào đặc điểm của thực thể, vấn đề hoặc đối tượng muốn làm rõ.

Đặc điểm giúp chúng ta so sánh sự giống và khác nhau giữa hai hay nhiều thực thể, dù là con người hay động vật, sự vật tĩnh hay đang chuyển động. Từ những điều đó, bạn có thể rút ra được ưu nhược điểm của từng đối tượng, vấn đề.

Qua việc nhận biết được ưu, nhược điểm, ta có thể dễ dàng thực hiện các công trình nghiên cứu, dự án hoặc kế hoạch sắp bắt tay vào thực hiện. Người làm sẽ giảm thiểu được nguy cơ thất bại, đón đầu tình huống xấu xảy ra trong tương lai để đề xuất hướng giải quyết tốt nhất.

5. Những khái niệm liên quan đến đặc điểm

Để làm rõ một vấn đề hay phân tích thực thể, sự vật, sự việc, hiện tượng thì bạn không chỉ phụ thuộc vào đặc điểm. Người thực hiện cần phải nắm được khái niệm, định nghĩa hoặc tính chất của nó để kết hợp phán đoán, tư duy và đưa ra kết luận.

5.1. Tính chất là gì?

Tính chất được hiểu là đặc điểm riêng của một sự vật và hiện tượng, nó bao gồm nhiều hiện tượng trong xã hội, cuộc sống. Tuy nhiên, tính chất lại thiên về đặc điểm bên trong mà con người không thể dùng mắt quan sát trực tiếp.

Để tổng hợp được, chủ thể thực hiện cần phải trải qua quá trình quan sát và phân tích kỹ lưỡng. Qua đó rút ra được những đặc điểm bên trong sự vật, hiện tượng đó.

5.2. Khái niệm là gì?

Khái niệm là một đối tượng hay hình thức cơ bản của tư duy; gồm một ý tưởng, một ý nghĩa của một tên gọi chung trong phạm trù logic hoặc sự suy diễn. Tư duy này sẽ phản ánh những thuộc tính chung, bản chất của những đối tượng sự vật, quá trình hay hiện tượng trong tâm lý học.

Các khái niệm sẽ cho phép chúng ta hệ thống hoá những hiểu biết về thế giới, nó được tạo ra từ chức năng cơ bản của cảm nhận, suy nghĩ của con người. Hiện nay, có hai dạng khái niệm cơ bản:

- Khái niệm cổ điển, có tính dập khuôn và các giới hạn rõ ràng. Khái niệm này sẽ dựa vào các định nghĩa chính xác, mang các điều kiện cần và đủ để đối tượng cho trước được xem như là đại diện xứng đáng trong một thể loại cho trước.

- Khái niệm tự nhiên có phần linh động hơn, không hoàn toàn phụ thuộc và các định nghĩa hay điều kiện cần và đủ. Loại khái niệm này dựa vào sự đồng dạng so với những đối tượng tiêu bản đã được lưu trong trí nhớ.

5.3. Tìm hiểu về định nghĩa

Là sự xác định bằng ngôn ngữ nhất định những đặc trưng cơ bản tạo thành nội dung của khái niệm về sự vật, sự việc, hiện tượng hoặc quá trình với mục đích là phân biệt nó với các sự vật, sự việc hiện tượng hoặc quá trình khác.

Đối với khoa học, định nghĩa đóng vai trò quan trọng và được coi như là một bộ phận căn bản trong mọi lý thuyết. Để định nghĩa được một vấn đề, sự vật, sự việc hay hiện tượng thì cần đảm bảo được bốn nguyên tắc sau:

- Định nghĩa phải tương ứng, ngoại diên khái niệm được định nghĩa và ngoại diên khái niệm dùng để định nghĩa phải ngang nhau.

- Định nghĩa cần đi thẳng vào vấn đề, không nói vòng vo.

- Định nghĩa phải nêu rõ ràng, không chứa những thuộc tính gây nhầm lẫn hoặc suy tư sang thuộc tính khác.

Tuỳ thuộc vào từng ngành nghề, lĩnh vực mà sẽ có các cách hoặc phương pháp định nghĩa khác nhau. Dẫu vậy, các định nghĩa đó đều phải bám sát bốn nguyên tắc trên để đảm bảo được tính khoa học.

Ngoài ra, ta cũng có định nghĩa mờ trong logic, còn nói là định nghĩa thao tác. Đây là phương pháp định nghĩa sự vật thông qua một tập hợp nhận định gần như đúng về sự vật đó, được xác minh bằng loạt thao tác có thể tạo ra bằng thực nghiệm hoặc trắc quang kết quả sau khi quan sát tính chất kinh nghiệm hay đo lường.

LỜI KẾT

Những khái niệm, định nghĩa mở rộng liên quan đến đặc điểm là gì cũng đã khép lại bài viết này. Mong rằng chuỗi thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, tính chất, định nghĩa và khái niệm của các sự vật, sự việc và hiện tượng.