Cứ lấy bài vở ra học là cảm thấy chán nản thì phải làm sao?

Nhiều bạn đang chuẩn bị chặng đường hơn 10 tháng dùi mãi kinh sử để thi đại học có chia sẻ với chúng tôi rằng: "Cứ ngồi vào bàn học là em cảm thấy mệt mỏi, chán nản, không học được." Vậy chúng ta cùng tìm hiểu cách trị căn bệnh này nhé!

Lý do nào khiến bạn cảm thấy chán nản, mệt mỏi

Kỳ thi THPT quốc gia là kỳ thi đánh dấu kết thúc cho 12 năm đèn sách của các bạn học sinh, lại là kỳ thi chứa đựng nhiều hy vọng của bản thân cũng như gia đình vì vậy, hầu hết các bạn học sinh đều đặt nhiều kỳ vọng vào cuộc thi này. Gần đây, khi được hỏi về những áp lực trong cuộc sống thì các bạn teen 2k1 chia sẻ rằng dù rất muốn nhưng không thể học tập một cách hiệu quả vì cứ ngồi vào bàn học là cảm thấy chán nản, mệt mỏi, đôi lúc có cảm giác tương lai mờ mịt và chán ghét bản thân. 

Tìm hiểu kỹ hơn có thể thấy nguyên nhân sâu xa khiến các bạn trở nên bị áp lực và cảm thấy chán nản xuất phát từ nỗi sợ khối kiến thức chất đống khiến các bạn sợ không thể học hết trước khi thi THPTQG 2019. Dẫu có đặt ra mục tiêu cho bản thân rồi nhưng  lại sợ rằng không thể đạt được điều đó bởi vì các bạn chưa cách lập thời gian biểu, kế hoạch học tập hợp lí để cân bằng cuộc sống.
 

Nguồn: kenhtuyensinh.vn
 
Để xua tan những áp lực đang bủa vây tứ phía, điều đầu tiên và quan trọng nhất là các bạn cần phải xốc lại tinh thần, tự tin lên. Các bạn vẫn còn thời gian tức là vẫn còn cơ hội để chiến thắng, vẫn còn có hy vọng miễn là các bạn vẫn còn cố gắng nên đừng vội nản chí, gặp khó khăn chỗ nào thì giải quyết ở chỗ đó. Ông bà ta đã có câu "Vạn sự khởi đầu nan" - khoảng thời gian đầu sẽ luôn có nhiều khó khăn nhưng chỉ cần vượt qua được một lần là các bạn sẽ có một động lực to lớn để tiếp tục tiến bước.
 
Tiếp theo, các bạn phải đặt ra mục tiêu học tập hợp lý, phù hợp với năng lực của bản thân, không nên đặt mục tiêu quá xa vời. Đặt ra mục tiêu quá cao là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, quá sức, vì vậy, hãy đặt mục tiêu nhỏ hơn, ngắn hạn hơn hay đơn giản là chia một mục tiêu lớn thành nhiều mục tiêu nhỏ để dễ thực hiện hơn, tạo được động lực bản thân khi hoàn thành được chúng. Ví dụ: Bây giờ thay vì đặt mục tiêu 28 điểm thi đại học, bạn có thể đặt ra mục tiêu hoàn thành các bài tập liên quan khảo sát hảm số trong tháng 10, hoàn thành các chuyên đề của lớp 12 trước tháng 2/2019.

Nguồn: Tkbooks.vn

Cuối cùng, các bạn hãy lập thời gian biểu và lên kế hoạch học tập riêng cho bản thân. Nếu bạn chưa có kế hoạch thì có thể tham khảo của bạn bè hoặc học theo lộ trình có mốc thời gian, mục tiêu học tập rõ ràng và hệ thống kiến thức đầy đủ dưới đây để từng bước chinh phục kỳ thi THPTQG 2019.

Lộ trình ôn tập giúp bạn xua tan áp lực thi cử 

Giai đoạn 1: Ôn tập kiến thức nền tảng (Nên học từ tháng 9/2018)

Giai đoạn này các bạn nên ôn tập các kiến thức trọng tâm của lớp 12 theo hệ thống các chương, bài trên lớp học; sau đó là kiến thức lớp 11 và cuối cùng mới là kiến thức lớp 10 (theo mức độ khó tăng dần nhé các bạn). Song song việc ôn tập kiến thức các bạn có thể giải các dạng bài tập, chuyên đề để nhớ kiến thức sâu và chắc hơn. 

Giai đoạn 2: Luyện đề (Sau khi kết thúc học kỳ 1)

Sau khi đã trang bị nền tảng kiến thức và phương pháp giải bài tập tương đối vững chắc thì bạn nên thực hành luôn những gì đã học bằng cách làm các đề thi tự luyện chuẩn để tự đánh giá lại quá trình ôn tập của chính bản thân và lên kế hoạch vá lại những lổ hổng về kiến thức của bản thân, rèn luyện phản xạ và cảm giác trong phòng thi. 

Giai đoạn 3: Tổng duyệt kiến thức (Sau khi kết thúc học kỳ 2)

Thay vì nhồi nhét kiến thức trong khoảng hơn một tháng còn lại này, bạn hãy ngồi lại tóm lược ngắn gọn và hệ thống laikiến thức các môn mà mình đã ôn được trong mấy tháng qua,  bên cạnh đó bạn co thể  xem lại những mẹo giải nhanh, mẹo bấm máy tính để tối ưu hóa điểm số các bài thi một cách tốt nhất