Cavet xe là gì? Đặc điểm, thủ tục và giải đáp thắc mắc về cavet xe

Khi sử dụng phương tiện giao thông, chủ phương tiện cần chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông và sở hữu đầy đủ các giấy tờ cần thiết như bằng lái xe, bảo hiểm xe hay cavet xe. Nhiều bạn có thể cảm thấy lạ và thắc mắc về chức năng và nguồn gốc của loại giấy tờ này.

Nắm bắt được vấn đề này, Kinhcan.vn sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về chức năng, khái niệm của cavet xe, đồng thời chỉ ra các đặc điểm cơ bản để nhận dạng cavet xe cùng các thủ tục cần thiết liên quan đến đăng ký cavet xe.

1. Cavet xe là gì?

Phần một của bài viết, Kinhcan.vn sẽ giải đáp cụ thể câu hỏi: Cavet xe là gì? Cavet xe có chức năng gì? Đây sẽ là những thông tin nền tảng cho các phần thông tin về thủ tục phía sau.

1.1. Khái niệm Cavet xe

Cavet là từ bắt nguồn từ tiếng Pháp “card vet”, mang nghĩa gốc là tấm thẻ màu xanh. Chịu ảnh hưởng từ nền văn hóa thực dân, Việt Nam đã mượn từ này để đặt tên cho đăng ký xe, phương tiện di chuyển cá nhân.

Loại giấy tờ này dùng để chứng minh quyền sở hữu của một cá nhân với phương tiện di chuyển như ô tô, xe máy. Trên cavet xe, cơ quan thẩm quyền sẽ ghi rõ những thông tin cơ bản về chiếc xe và chủ xe đó, kèm xác nhận của trưởng công an tỉnh.

1.2. Chức năng của cavet xe

Chức năng đầu tiên của cavet xe là bằng chứng về quyền sở hữu tuyệt đối của một cá nhân với phương tiện di chuyển. Tên và thông tin cơ bản của chủ phương tiện sẽ được ghi chú cẩn thận trên giấy tờ xe nhằm đảm bảo thẩm quyền pháp lý.

Thông tin trên cavet xe sẽ được công nhận như một bằng chứng pháp lý, giúp ngăn cản những tranh chấp về tài sản giữa các công dân. Trong trường hợp xảy ra tranh chấp, chính quyền cũng có thể dựa trên đăng ký xe chính thức.

2. Đặc điểm nhận diện cavet xe thật

Ở Việt Nam hiện nay, có rất nhiều bên lừa đảo làm giả cavet xe nhằm chiếm đoạt tài sản hoặc buôn bán bất hợp pháp xe trộm cắp. Bởi vậy, bạn cần hết sức cảnh giác và ghi chú lại những đặc điểm sau đây để nhận diện đúng cavet thật nhé!

2.1. Phôi và phù hiệu

Cavet thật thường có hoa văn sắc nét, hình ảnh trên phôi và huy hiệu ngành cực kỳ chi tiết. Ngay khi nhìn vào cavet xe thật, chúng ta có thể thấy rõ huy hiệu ngành nổi lên.

Trái lại, cavet giả thường không đảm bảo những tiêu chí này và được in ấn một cách thiếu chuyên nghiệp, dẫn đến hình ảnh phôi và huy hiệu trông lem nhem, không rõ ràng.

2.2. Sợi kim tuyến

Một đặc điểm ít người chú ý nhưng lại đóng vai trò quan trọng để nhận diện cavet xe là sợi kim tuyến. Cavet xe thật sẽ sở hữu một sợi kim tuyến mỏng, sắc nét ở viền giấy đăng ký.

Ngược lại, trường hợp cavet được làm giả thì sợi kim tuyến trông sẽ to và thô hơn.

2.3. Kiểm tra thông tin qua đèn UV

Trên cavet xe thật, các thông tin sẽ được in với phương thức khác nhau dựa trên số lần in. Thông tin lần đầu về chủ sở hữu, địa chỉ, thương hiệu xa, số máy, màu sắc, số khung, biển số đều sẽ được in laser, chữ liền nét. Tuy nhiên, các thông tin lần hai sẽ được in kim.

Mặt khác, tất cả thông tin trên cavet xe giả đều sẽ được in dạng chữ laser. Hình thức làm giả này có thể được phát hiện bằng cách sử dụng đèn chiếu laser, một công cụ được bày bán phổ biến trên thị trường.

3. Thủ tục cấp mới cavet xe

Theo Điều 9 thuộc Thông tư số 58/TT-BCA do chính phủ Việt Nam ban hành, cá nhân muốn đăng ký giấy tờ xe cần chuẩn bị đầy đủ các điều kiện như sau :

  • Thứ nhất là căn cước công dân. Đây là giấy tờ bắt buộc nhằm chứng minh thân phận hợp pháp của chủ sở hữu. Nếu cá nhân chưa được cấp Chứng minh nhân dân hoặc nơi đăng ký thường trú không khớp với địa chỉ đăng ký thì cần xuất trình hộ khẩu để làm bằng chứng.

  • Thứ hai, nếu người đăng ký là đối tượng đã đi làm, cần xuất trình giấy giới thiệu của thủ trưởng cơ quan, đơn vị công tác có dấu xác nhận rõ ràng.

  • Thứ ba, trường hợp người đăng ký là học sinh, sinh viên theo hệ nhà nước từ hai năm trở lên,người đăng ký cần cung cấp giấy giới thiệu từ phía nhà trường.

Sau khi chuẩn bị và nộp đầy đủ các giấy tờ trên trên lên cơ quan có thẩm quyền phụ trách vấn đề này, người đăng ký sẽ được hỗ trợ bởi cán bộ, chiến sỹ để kiểm tra và hoàn thiện hồ sơ.

Những lệ phí hay hành động kế tiếp như bấm biển số, hẹn lịch trả chứng nhận sẽ được hướng dẫn cụ thể trong quá trình bạn đến cơ quan đăng ký.

4. Thủ tục làm lại cavet xe khi bị mất

Thủ tục đăng ký làm lại cavet xe sẽ có một số điều chỉnh so với quá trình bạn đăng ký mới. Một số giấy tờ bạn cần chuẩn bị để yêu cầu cấp lại gồm có : giấy khai đăng ký xe theo mẫu, chứng minh nhân dân của chủ xe và sổ hộ khẩu bản gốc để đối chiếu lại thông tin.

Khi đã chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết, bạn sẽ cần trình lên công an huyện, quận, thị xã hoặc thành phố ở nơi cư trú để yêu cần cấp lại cavet xe bị mất.

Tiếp đó, cơ quan chức năng sẽ tiếp nhận và tiến hành xác minh lại các thông tin bạn đã khai báo. Thông thường, thủ tục này thường chỉ tốn chưa đến một tháng từ khi bạn nộp yêu cầu đến lúc nhận lại được đăng ký xe mới.

5. Một số thắc mắc thường gặp về cavet xe

Ngoài thủ tục đăng ký và cách nhận diện cavet xe, Kinhcan.vn còn liệt kê và giải đáp một số thắc mắc của các bạn liên quan đến tính pháp lý và giá trị của cavet xe trong phần cuối bài. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn đừng ngại bình luận bên dưới để nhận hỗ trợ từ đội ngũ chuyên môn nhé.

5.1. Mức phạt khi tham gia giao thông thiếu cavet xe

Trong trường hợp chủ phương tiện tham gia giao thông mà không cầm theo cavet xe, bạn sẽ có thể nhận mức phạt từ 200.000 đến 400.000 nghìn đồng khi sử dụng ô tô hoặc 80.000 đến 120.000 nghìn đồng khi sử dụng xe máy. Đây là mức phạt căn cứ theo luật giao thông mới nhất ở Việt Nam.

5.2. Mua xe trả góp có nhận được cavet xe bản gốc không?

Nếu bạn sử dụng phương thức mua trả góp, bạn chỉ nhận được cavet bản gốc khi đã thanh toán xong khoản vay hoặc nợ tín dụng với ngân hàng, bên bán. Thay vào đó, bạn sẽ được cấp một cavet xe công chứng bởi ngân hàng nhằm chứng nhận quyền sở hữu của mình.

5.3. Có được dùng cavet photo công chứng không?

Khi mua xe trả góp, chủ xe chỉ nhận được cavet công chứng nhưng đây là giấy tờ không hợp lệ, trái pháp luật và chủ xe vẫn phải chấp nhận mức phạt tương đương với việc không có giấy đăng ký xe.

Căn cứ theo luật giao thông Việt Nam, mức phạt cho trường hợp này là khoảng 300.000 đến 400.000 đối với xe máy và 2 triệu đến ba triệu đồng đối với ô tô.

5.4. Cavet xe có giá trị cầm cố không?

Trong hoàn cảnh khó khăn về tài chính, khá nhiều người chọn đem cầm cố hay thế chấp cavet xe của mình để xoay xở tạm thời. Đây là hình thức được chấp nhận với khá nhiều cơ sở kinh doanh, công ty tài chính nếu chủ sở hữu cung cấp đúng cavet xe thuộc tài sản của mình.

Tuy nhiên, giá trị cho vay và hợp đồng được ký kết còn dựa trên uy tín và tình trạng cavet xe. Bản thân người quyết định đem cầm cavet xe thì cần tìm hiểu các thủ tục liên quan và sử dụng dịch vụ uy tín để tránh mắc bẫy lừa đảo từ các tổ chức kinh tế.

Lời kết

Liệu những thắc mắc của bạn về cavet xe đã được giải đáp đầy đủ trong bài viết trên? Kinhcan.vn mong rằng những kiến thức này sẽ giúp quá trình hoàn thiện thủ tục đăng ký và tham gia giao thông của bạn thuận lợi hơn, tránh được những lỗi phạt không đáng có.