Câu đơn là gì? So sánh câu đơn với câu ghép

Xuất hiện trong giao tiếp lẫn văn học, “câu đơn” không còn là thuật ngữ xa lạ với bất cứ ai. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm chắc cách phân loại, phương pháp sử dụng cũng như một số lưu ý về câu đơn

1. Câu đơn là gì?

Để tìm hiểu các nội dung khác, ban đọc trước tiên cần nắm được khái niệm câu cũng như định nghĩa câu đơn.

1.1. Định nghĩa câu

Là tập hợp từ ngữ chiếu theo nguyên tắc nhất định, câu đơn được sử dụng để diễn đạt một nội dung, ý tưởng trọn vẹn nhằm thực hiện mục đích cụ thể như hỏi han, đáp lời, mô tả, kể lại hay nhận xét.


 

Khi kết thúc một câu, người nói phải bộc lộ ngữ điệu, ngắt nghỉ sao cho đối phương biết rằng câu đã hoàn chỉnh. Khi viết, tận cùng của câu cần sử dụng một dấu chấm, dấu chấm hỏi hoặc dấu chấm than. Một số ví dụ về câu là:

- Mình là con của mẹ Hương.

- Gia đình bạn Nam gồm bốn người tất cả, đó là bố, mẹ, em trai và bạn Nam

- Do ăn mặc phong phanh, cậu nhóc đã bị cảm lạnh ngay lập tức.

- Nhà trường kêu gọi đóng góp giấy vụn, Thảo mang đến tận 12kg.

- Bông hoa có độc.

1.2. Khái niệm câu đơn

Cấu thành bởi một cụm chủ ngữ - vị ngữ, câu đơn sở hữu hệ thống ý nghĩa, nội dung tương đối hoàn chỉnh. Loại câu này được ứng dụng nhằm phục vụ trong giao tiếp, viết lách. Mang đặc tính của câu, câu đơn tận cùng được kết thúc bằng dấu câu là dấu chấm, chấm than hay hỏi chấm.

Là loại câu phổ biến trong văn chương lẫn giao tiếp, câu đơn được sử dụng rộng rãi trong đời sống xã hội. Một số ví dụ điển hình cho câu đơn là:

- Mùa hè đã qua.

- Em đến trường.

- Mai rất chăm chỉ.

- Đàn quạ đang kêu.

- Jennie rất xinh đẹp.

2. Phân loại câu đơn

Với đặc tính riêng biệt, câu đơn được phân thành ba loại chính là câu đơn bình thường, câu đơn rút gọn và câu đơn đặc biệt.

2.1. Câu đơn bình thường

Dạng câu đơn bình thường sở hữu đầy đủ hai bộ phận chính (chủ ngữ - vị ngữ) để làm nòng cốt cho câu, đơn cử:

- Cái cặp sách rất nặng.

- Giờ tan tầm đông đúc.

- Cô ấy học đại học.

- Cuốn sách rất bổ ích.

- Năng lực sáng tạo là rất quan trọng.

2.2. Câu đơn đặc biệt

Sở hữu một bộ nhận duy nhất (chủ ngữ hoặc vị ngữ) làm nòng cốt, câu đơn đặc biệt chỉ có thể được giải nghĩa nếu đặt trong bối cảnh giao tiếp, ngữ cảnh văn chương cụ thể. Khác với câu đơn bình thường, dạng câu này không thể đứng một mình.

Với cấu tạo độc đáo,câu đơn đặc biệt thường được sử dụng để nêu nhận xét ngắn gọn về hiện tượng, sự vật cụ thể hay bộc lộ cảm xúc cá nhân. Một số ví dụ minh họa về câu đơn đặc biệt có thể nhắc tới:

- Nắng lên rồi!

- Vui quá

- Đúng rồi!

- Ôi trời!

- Bạn gì ơi!

- Tiếng hát. Tiếng reo hò. Tiếng trống. Tiếng đàn.

2.3. Câu đơn rút gọn

Không sở hữu đầy đủ hai bộ phận chính hay còn gọi là bộ phận nòng cốt, câu đơn rút gọn thường xuất hiện nhiều trong giao tiếp. Những bộ phận đã bị lược bỏ, ẩn đi có thể được hoàn tác một cách dễ dàng nếu cần thiết. Một số câu đơn rút gọn là:

- Ngày mai.

- Tháng sau.

- Hôm tới.

- Tối nay.

- Vẽ tranh tường ý.

- Cả lớp nhé!

3. Cách đặt câu đơn

Để đặt câu đơn đúng cách và dễ dàng, bạn đọc cần chú trọng khái niệm cơ bản, phân loại câu đơn, qua đó nắm rõ sự khác biệt về chức năng, cấu tạo và mục đích sử dụng.

Với câu đơn bình thường, việc xác định cụm chủ ngữ - vị ngữ là rất quan trọng. Khi đặt câu đơn rút gọn, độc giả cần suy xét khả năng phục hồi bộ phận nòng cốt của câu. Về câu đơn đặc biệt, chúng ta cần quan tâm tới bối cảnh, ngữ nghĩa cụ thể thì mới xác định cách đặt đúng.

4. So sánh câu đơn với câu ghép

Trong tiếng Việt, hệ thống ngữ pháp chủ yếu xoay quanh câu đơn cùng câu ghép. Để thông thạo giao tiếp lẫn viết lách, bạn đọc phải phân biệt rõ sự khác biệt giữa hai loại câu này. Nhằm hỗ trợ độc giả, Kinhcan.vn xin trình bày các tiêu chí so sánh như sau:

Tiêu chí so sánh

Dạng câu đơn

Dạng câu ghép

Cấu tạo

Cấu thành bởi một cụm chủ ngữ - vị ngữ, câu đơn sở hữu hệ thống ý nghĩa, nội dung tương đối hoàn chỉnh.

Cấu thành bởi nhiều vế câu, trong đó mỗi vế là một cụm chủ ngữ - vị ngữ. Giữa các vế trong câu ghép luôn tồn tại mối quan hệ chặt chẽ.

Ví dụ

- Trời đang nắng.

- Cô ấy đang học bài.

- Hễ tôi dừng lại thì cậu ta cũng dừng theo.

- Do lười học nên Lan bị điểm kém.

Phân loại

Ba loại câu đơn gồm câu đơn bình thường, câu đơn rút gọn và câu đơn đặc biệt.

Năm loại câu ghép là câu ghép chuỗi, câu ghép chính phụ, câu ghép hỗn hợp, câu ghép đẳng lập và câu ghép hô ứng.

Qua những nội dung kể trên, bạn đọc có thể dễ dàng phân biệt hai dạng câu ghép với câu đơn, ứng dụng vào học tập lẫn cuộc sống.

5. Lưu ý cần nhớ khi dùng câu đơn

Câu đơn cần được sử dụng hợp lý, đúng ngữ cảnh hay văn cảnh chứ không nên ứng dụng tràn lan, bừa bãi. Trong văn chương lẫn giao tiếp, người dùng phải xem xét tình huống cụ thể để sử dụng dạng câu này, tránh gây mất thiện cảm hay thiếu lễ phép khi sử dụng câu đơn rút gọn hoặc câu đơn đặc biệt.


 

Ngoài ra, bạn đọc cần kết hợp với những kiến thức về câu ghép, từ phức hay từ đơn để làm phong phú ý nghĩa câu văn.

6. Bài tập ứng dụng về câu đơn

Bài tập 1: Xác định câu ghép và câu đơn trong đoạn văn bên dưới. Phân tích cụm chủ ngữ - vị ngữ ở từng câu.

“Đêm xuống, mặt trăng trở nên tròn vành vạnh. Cảnh vật huyền ảo. Mặt ao bỗng sóng sánh, một mảnh trăng bồng bềnh trôi trên mặt nước.”

Đáp án và diễn giải:

Câu đơn là câu “Cảnh vật huyền ảo.” Trong đó, “cảnh vật” đóng vai trò chủ ngữ còn cụm từ “huyền ảo” là vị ngữ của câu đơn.

Câu ghép là các câu:

- Đêm xuống, mặt trăng trở nên tròn vành vạnh.

Trong câu ghép trên, “đêm” là chủ ngữ một còn “xuống” là vị ngữ một. Ở vế thứ hai của câu, “mặt trăng” là chủ ngữ hai còn “trở nên tròn vành vạnh” là chủ ngữ hai của câu.

- Mặt ao bỗng sóng sánh, một mảnh trăng bồng bềnh trôi trên mặt nước.

Trong câu ghép này, “mặt ao” là chủ ngữ một còn “bỗng sóng sánh” là vị ngữ một. Ở vế thứ hai của câu, “một mảnh trăng” là chủ ngữ hai còn “bồng bềnh trôi trên mặt nước” là chủ ngữ hai của câu.

Bài tập 2: Hãy tìm các câu đơn trong số những câu dưới đây. Giải thích tại sao chúng lại là câu đơn?

a) Vì chưa ôn tập nên Nhi bị điểm kém ở lớp.

b) Do trời mưa quá to nên cả lớp được nghỉ tiết thể dục buổi sáng.

c) Em thích nắng.

d) Nếu thầy giáo yêu cầu học thuộc bài ca thì chúng em sẽ tuân theo lời thầy dặn.

e) Tiếng nói vang xa.

g)  Mỗi buổi sáng thức dậy, thấy trời nóng nực, cô nhận ra mùa hạ đã tới thành phố.

h) Một năm có bốn mùa.

Đáp án và diễn giải:

Câu đơn gồm các câu c), e) và h) bởi chúng đều sở hữu duy nhất một cụm chủ ngữ - vị ngữ làm nòng cốt. Các câu còn lại không được coi là câu đơn vì chúng sở hữu nhiều vế câu.

LỜI KẾT

Trên đây là những thông tin bổ ích xoay quanh nội dung câu đơn, Kinhcan.vn hy vọng độc giả có thể tiếp thu, ứng dụng nguồn kiến thức này trong học tập lẫn đời sống. Hẹn gặp lại bạn đọc trong những chuyên mục tiếp theo.