Bài 2: Phân biệt tự đa bội và dị đa bội. Thế nào là thể song nhị bội?

Bài 2: Phân biệt tự đa bội và dị đa bội. Thế nào là thể song nhị bội?

BÀI TẬP 1-5 TRANG 30 SGK SINH 12

Đề bài:

Bài 2 (trang 30 SGK Sinh học 12): Phân biệt tự đa bội và dị đa bội. Thế nào là thể song nhị bội?

Giống nhau giữa tự đa bội và dị đa bội:

  • Đều là những thể do đột biến số lượng NST tạo ra.
  • Đều phát sinh từ các tác từ môi trường ngoài và trong.
  • Đều biểu hiện kiểu hình không bình thường, có thể gây hại cho sinh vật.
  • Cơ chế tạo ra đều do sự phân li không bình thường của NST trong quá trình phân bào.
  • Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng đều sai khác với 2n.

Khác nhau giữa tự đa bội và dị đa bội:

Thể dị bội

Thể đa bội

 Bộ NST thừa hoặc thiếu 1 hay 1 số chiếc

 Bộ NST tăng lên theo bội số của n, lớn hơn 2n (3n,4n,..)

 Là thể đột biến

 Là thể đột biến

 Do trong giảm phân 1 hay 1 số cặp NST không phân ly

 Do trong phân bào NST nhân đôi nhưng không phân ly vì thoi vô sắc không hình thành

 Có 1 hay 1 số cặp đồng dạng nào đó số NST khác 2

 Ở mỗi nhóm NST tương đồng đều có số chiếc lớn hơn 2

 Thể dị bội có kiểu hình không bình thường, giảm sức sống..

 Thể đa bội có cơ quan sinh dưỡng lớn, sinh trưởng, phát triển mạnh.

  • Song nhị bội thể: là hiện tượng cả 2 bộ NST lưỡng bội của 2 loài khác nhau cùng tồn tại trong 1 tế bào. Thể dị tứ bội hay song nhị bội thể là hữu thụ (có khả năng sinh sản) vì các NST trong tế bào của cá thể này đều có cặp tương đồng.