Văn 8 - Bài 1: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản

Văn 8 - Bài 1: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản

I/ Chủ đề văn bản:

- Chủ đề là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt.

- Chủ đề của văn bản còn là vấn đề chủ yếu, tư tưởng xuyên suốt văn bản.

II/ Tính thống nhất về chủ đề của văn bản

- Căn cứ vào nhan đề.

- Căn cứ vào các từ ngữ: những kỷ niệm, buổi tựu trường, lần đầu tiên đến trường ...

- Căn cứ vào các câu: Hằng năm cứ vào cuối thu; Hôm nay tôi đi học ...

- Văn bản “Tôi đi học” tập trung hồi tưởng lại tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của n.v Tôi

- Mọi chi tiết trong văn bản đều nhằm biểu hiện đối tượng và vấn đề chính được đề cập đến trong văn bản, các đơn vị ngôn ngữ đều bám sát vào chủ đề

- Văn bản có tính thống nhất về chủ đề khi chỉ biểu đạt chủ đề đó xác định, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác.

- Để viết hoặc hiểu một văn bản, cần xác định chủ đề được thể hiện ở nhan đề, đề mục, trong quan hệ giữa các phần của văn bản và các từ ngữ then chốt thường lặp đi, lặp lại.

III/ Luyện tập:

Bài tập 1

 a/ Căn cứ vào nhan đề của văn bản: Rừng cọ quê tôi.

- Các đọan: Giới thiệu rừng cọ, tả cây cọ, tác dụng của cây cọ, tình cảm gắn bó với cây cọ.

- Các ý lớn của phần thân bài (xem mục a) được sắp xếp hợp lí, không nên thay đổi.

 b. Chủ đề văn bản là Rừng cọ quê tôi (đối tượng) và sự gắn bó giữa người dân sông Thao với rừng cọ (vấn đề chính).

 c. Hai câu trực tiếp nói tới tình cảm gắn bó giữa người nông dân sông Thao với rừng cọ “ Dù ai đi ngược về xuôi. Cơm nắm lá cọ là người sông Thao”

Bài tập 2

- Nên bỏ hai câu b và d

Bài tập 3

- Bỏ câu c, h viết lại câu b: con đường quen thuộc mỗi ngày dường như bỗng trở nên mới lạ.