Toán lớp 8 - Bài 2: Diện tích hình chữ nhật

Toán lớp 8 - Bài 2: Diện tích hình chữ nhật

1) Khái niệm diện tích đa giác

- Đa giác lồi là đa giác luôn nằm trong một mặt phẳng mà bất kỳ cạnh nào cũng là bờ.

- Đa giác đều : Là đa giác có tất cả các cạnh bằng nhau, tất cả các góc bằng nhau.

*Kết luận:

- Số đo của phần mặt phẳng giới hạn bởi 1 đa giác được gọi là diện tích đa giác đó.

- Mỗi đa giác có 1 diện tích xác định. Diện tích đa giác là 1 số dương.

Tính chất:

1) Hai tam giác bằng nhau có diện tích bằng nhau.

2) Nếu 1 đa giác được chia thành những đa giác không có điểm trong chung thì diện tích của nó bằng tổng diện tích của những đa giác đó.

3) Nếu chọn hình vuông có cạnh là 1 cm, 1 dm,

1 m… là đơn vị đo độ dài thì đơn vị diện tích tương ứng là 1 cm2, 1 dm2, 1 m2

2) Công thức tính diện tích hình chữ nhật.

a = 5,2 cm
                     \huge \left.\begin{matrix} \end{matrix}\right\}    \( \Rightarrow \) S = a.b = 5,2 . 0,4 = 2,08 cm2
b = 0,4 cm           


 

3) Công thức tính diện tích hình vuông, tam giác vuông.

a) Diện tích hình vuông

* Định lý:

 Diện tích hình vuông bằng bình phương cạnh của nó:   S = a2


 

b) Diện tích tam giác vuông
* Định lý:
 Diện tích của tam giác vuông bằng nửa tích hai cạnh của nó.
  S = \(\frac{1}{2}\)a.b

Để chứng minh định lý trên ta đã vận dụng các tính chất của diện tích như :
- Vận dụng tính chất 1:  \(\Delta \)ABC = \(\Delta \)ACD
 thì S_{ABC} = S_{ACD}
- Vận dụng tính chất 2: Hình chữ nhật ABCD được chia thành 2 tam giác vuông ABC & ACD không có điểm trong chung do đó: 
  S_{ABCD} = S_{ABC}S_{ACD}