Toán lớp 8 - Bài 1: Tứ giác

Toán lớp 8 - Bài 1: Tứ giác

1) Định nghĩa:

 

- Hình 2 có 2 đoạn thẳng BC & CD cùng nằm trên 1 đường thẳng.

- Định nghĩa: Tứ giác ABCD là hình gồm 4 đoạn thẳng AB, BC, CD, DA trong đó bất kỳ 2 đoạn thẳng nào cũng không cùng nằm trên một đường thẳng.

- Tên tứ giác phải được đọc hoặc viết theo thứ tự của các đỉnh.

- Định nghĩa: Tứ giác luôn nằm trong một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa bất kì cạnh nào của tứ giác.

Chú ý: Khi nói đến 1 tứ giác mà không giải thích gì thêm ta hiểu đó là tứ giác lồi

  • Hai đỉnh thuộc cùng một cạnh gọi là hai đỉnh kề nhau

  • Hai đỉnh không kề nhau gọi là hai đỉnh đối nhau

  • Hai cạnh cùng xuất phát từ một đỉnh gọi là hai cạnh kề nhau

  • Hai cạnh không kề nhau gọi là hai cạnh đối nhau - Điểm nằm trong M, P điểm nằm ngoài N, Q

2/ Tổng các góc của một tứ giác ( HD4)

 

Định lý:

  • Trong một tứ giác lồi, hai đường chéo cắt nhau tại tại một điểm thuộc miền trong của tứ giác .

  • Tổng bốn góc của một tứ giác bằng 360∘ .

  • Tổng các góc ngoài của một tứ giác lồi bằng 360∘ .