Thực hành một số phép tu từ cú pháp

Thực hành một số phép tu từ cú pháp

THỰC HÀNH MỘT SỐ PHÉP TU TỪ CÚ PHÁP

 

Bài 1/ 150:

     a/ + Câu có hiện tượng lặp cú pháp: 2 câu bắt đầu “ Sự thật là…”, 2 câu bắt đầu từ “ Dân ta”

Kết cấu lặp ở 2 câu trước là: P ( tình thái) – C – V1 ( khẳng định)– V2 ( phủ định)

Kết cấu lặp ở 2 câu sau là: C – V – Tr chỉ mục đích

     + Tác dụng: Tạo cho lời tuyên ngôn âm hưởng đanh thép, hùng hồn, thích hợp cho việc khẳng định nền độc lập của Việt Nam, khẳng định thắng lợi của cách mạng tháng 8.

     b/ Đoạn thơ dùng phép lặp cú pháp giữa 2 câu thơ đầu và giữa 3 câu thơ sau. Tác dụng: Khẳng định mạnh mẽ chủ quyền của chúng ta và bộc lộ cảm xúc sung sướng, tự hào khi giành được quyền làm chủ đất nước

     c/ Đoạn thơ vừa lặp từ ngữ, vừa lặp cú pháp. 3 cặp lục bát lặp các từ “ nhớ sao” và lặp kết cấu ngữ pháp của kiểu câu cảm thán. Tác dụng: Biểu hiện nỗi nhớ da diết của người ra đi đối với những cảnh sinh hoạt và cảnh vật thiên nhiên ở Việt Bắc

Bài 2/ 151:

      a/ Ở mỗi câu tục ngữ, 2 vế lặp cú pháp nhờ phép đối chặt chẽ về số lượng tiếng, về từ loại, về kết cấu ngữ pháp của từng vế

      b/ Ở câu đối, phép lặp cú pháp đòi hỏi chặt chẽ hơn: số tiếng bằng nhau, phép lặp cú pháp còn phối hợp với phép đối về từ loại, về nghĩa

      c/ Ở thơ Đường luật, phép lặp cú pháp chặt chẽ: kết cấu cú pháp giống nhau, số tiếng bằng nhau, các tiếng đối nhau về từ loại và nghĩa ( đặc biệt là ở 2 câu thực và luận)

      d/ Ở văn biền ngẫu, phép lặp cú pháp cũng thường phối hợp phép đối trong 1 cặp câu.

Bài 3/ 151:

         Con nhớ anh con, người anh du kích…

         Con nhớ em con, thằng em liên lạc..

         Con nhớ mế! Lửa hồng soi tóc bạc…

    + Tác dụng của phép lặp cú pháp trên: Nhấn mạnh tình cảm gắn bó thiết tha sâu nặng của tác giả với quần chúng kháng chiến như tình cảm ruột thịt

II/ Phép liệt kê:

      a/ Phép liệt kê phối hợp với phép lặp cú pháp ( lặp kết cấu giữa 2 vế: hoàn cảnh – thì - giải pháp). Tác dụng: nhấn mạnh và khẳng định sự đối đãi chu đáo, đầy tình nghĩa của Trần Quốc Tuấn đối với tướng sĩ trong mọi hoàn cảnh khó khăn.

      b/ Phép lặp cú pháp ( các câu có kết cấu ngữ pháp giống nhau: C – V) phối hợp với phép liệt kê, với cách tách dòng văn liên tiếp, dồn dập để tố cáo tội ác nhiều mặt của thực dân Pháp đối với dân tộc ta

III/ Phép chêm xen:

 Bài 1/152:

     + Tất cả các bộ phận in đậm trong bài đều ở vị trí giữa câu hoặc cuối câu, sau bộ phận được chú thích, chúng xen vào trong câu để ghi chú thêm 1 thông tin nào đó.

     + Các bộ phận đó đều được tách ra bằng ngữ điệu khi nói, khi đọc, còn khi viết thì chúng được tách ra bằng dấu phẩy, dấu ngoặc đơn hoặc dấu gạch ngang.

     + Chúng có tác dụng ghi chú hoặc giải thích cho từ ngữ đi trước và bổ sung thêm sắc thái về tình cảm, cảm xúc của người viết.

Bài 2/153: Viết một đoạn văn từ 3 đến 5 câu về Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc, trong đó có sử dụng phép chêm xen. Phân tích tác dụng của phép chêm xen trong trường hợp đó?

     Nhà thơ Tố Hữu, lá cờ đầu của nền thơ cách mạng Việt Nam hiện đại, đã viết bài thơ Việt Bắc vào những ngày rời chiến khu Việt Bắc trở về Thủ đô Hà Nội. Bài thơ thấm đượm cảm xúc lưu luyến và tình cảm sâu nặng của tác giả đối với Việt Bắc, căn cứ địa cách mạng và kháng chiến của dân tộc. Bài thơ là một thi phẩm đặc sắc của thơ ca cách mạng Việt Nam.

+ Tác dụng của thành phần chêm xen: Cung cấp thêm thông tin cần thiết về nhà thơ Tố Hữu và địa danh Việt Bắc trong phạm vi được đoạn văn đề cập