Sinh học lớp 8 - Bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương

Sinh học lớp 8 - Bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương

I - Cấu tạo của xương

1. Cấu tạo xương dài 

Cấu tạo một xương dài gồm có:

-  Hai đầu xương là mô xương xốp, có các nan xương xếp theo kiểu vòng cung tạo ra các ô trống có chứa tủy đỏ. Bọc 2 đầu xương là lớp sụn.

-  Thân xương có hình ống, cấu tạo từ ngoài vào trong có: màng xương mỏng → mô xương cứng → khoang xương

+ Khoang xương chứa tủy xương, tủy đỏ (trẻ em), tủy vàng (người trưởng thành).

2. Chức năng của xương dài


3.  Cấu tạo xương ngắn và xương dẹt

- Ngoài là mô xương cứng (mỏng).

- Trong toàn là mô xương xốp, chứa tuỷ đỏ.

II- Sự to ra và dài ra của xương

- Xương to ra về bề ngang là nhờ các tế bào màng xương phân chia.

- Xương dài ra do các tế bào ở sụn tăng trưởng phân chia và hoá xương.

III- Thành phần hoá học và tính chất của xương

- Xương gồm 2 thành phần hoá học là:

+ Chất vô cơ: muối canxi.

+ Chất hữu cơ (cốt giao).

- Sự kết hợp 2 thành phần này làm cho xương có tính chất đàn hồi và rắn chắc.