Sinh học lớp 8 - Bài 6: Phản xạ

Sinh học lớp 8 - Bài 6: Phản xạ

I. Cấu tạo và chức năng của nơron

a. Cấu tạo nơron gồm:

- Thân: chứa nhân, xung quanh có tua ngắn (sợi nhánh).

- Tua dài (sợi trục): có bao miêlin, tận cùng phân nhánh có cúc ximáp.

b. Chức năng

- Cảm ứng là khả năng tiếp nhận các kích thích và phản ứng lại các kích thích bằng hình thức phát sinh xung thần kinh.
- Dán truyền xung thần kinh là khả năng lan truyền xung thần kinh theo một chiều nhất định từ nơi phát sinh hoặc tiếp nhận về thân nơron và truyền đi dọc theo sợi trục.
c. Các loại nơron

- Nơron hướng tâm (nơron cảm giác): Thân nằm bên ngoài trung ương thần kinh->Truyền xung thần kinh từ cơ quan về trung ương thần kinh

- Nơron trung gian (nơron liên lạc): Nằm trong trung ương thần kinh -> Liên hệ giữa các nơron

- Nơron li tâm (nơron vận động):  Thân nằm trong trung ương thần kinh, sợi trục hướng ra cơ quan phản ứng ->Truyền xung thần kinh từ trung ương tới cơ quan phản ứng

II. Cung phản xạ

1. Phản xạ.

. Phản xạ là phản ứng của cơ thể để trả lời kích thích của môi trường dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.

2. Cung phản xạ.

. Cung phản xạ là con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng

- 1 cung phản xạ có 3 loại nơron: nơron hướng tâm, trung gian, li tâm.

- Cung phản xạ gồm 5 thành phần: cơ quan thụ cảm, nơron hướng tâm,   nơron trung gian, nơron li tâm, cơ quan phản ứng.

3. Vòng phản xạ.

Trong phản xạ luôn có luồng thông tin ngược báo về trung ương thần kinh để trung ương điều chỉnh phản ứng  cho thích hợp. Luồng xung thần kinh bao gồm cung phản xạ và đường phản hồi tạo nên vòng phản xạ.