Sinh học lớp 8 - Bài 57: Tuyến tụy và tuyến trên thận

Sinh học lớp 8 - Bài 57: Tuyến tụy và tuyến trên thận

I. Tìm hiểu tuyến tuỵ.

- Tuyến tuỵ vừa làm chức năng nội tiết vừa làm chức năng ngoại tiết.

- Chức năng nội tiết do tế bào đảo tuỵ thực hiện.

+ Tế bào a : tiết glucagôn.

+ Tế bào b: tiết Insulin.

+ Khi đường huyết tăng – tế bào b  : tiết Insulin.

Tác dụng: chuyển glucôzơ -> glicôgen.

+ Khi đường huyết giảm – tế bào a tiết ra Glucagôn. Tác dụng  chuyển glicôgen - >glucôzơ.

- Vai trò hooc môn: Nhờ tác dụng đối lập của 2 loại hooc môn => tỷ lệ đường huyết luôn ổn định nhằm đảm bảo hoạt động sinh lý của cơ thể diễn ra bình thường.

II. Tìm hiểu tuyến trên thận.

- Vị trí gồm 1 đôi nằm trên đỉnh 2 quả thận.

- Cấu tạo:

+ Phần vỏ: lớp cầu, lớp sợi, lớp lưới.

+ Phần tuỷ.

- Chức năng: 

- Hoocmôn vỏ tuyến : Vỏ tuyến chia làm 3 lớp tiết các nhóm hoocmôn khác nhau :

+ Lớp ngoài (lớp cầu) tiết hoocmôn điều hòa các muối natri, kali trong máu.

+ Lớp giữa (lớp sợi) tiết hoocmôn điều hòa đường huyết (tạo glucôzơ từ prôtêin và lipit).

+ Lớp trong (lớp lưới) tiết các hoocmôn điều hòa sinh dục nam gây những biến đổi đặc tính sinh dục ở nam.

- Hoocmôn tủy tuyến

Phần tủy tuyến có cùng nguồn gốc với thần kinh giao cảm, tiết 2 loại hoocmôn có tác dụng gần như nhau là ađrênalin vá norađrênalin. Các hoocmôn này gây tăng nhịp tim, co mạch, tăng nhịp hô hấp, dẫn phế quan và góp phần cùng glucagôn điều chỉnh lượng đường huyết khi bị hạ đường huyết.