Sinh học lớp 8 - Bài 49: Cơ quan phân tích thị giác

Sinh học lớp 8 - Bài 49: Cơ quan phân tích thị giác

I- Cơ quan phân tích.

*Cơ quan phân tích gồm:

 - Cơ quan thụ cảm

 - Dây thần kinh

 - Bộ phận phân tích ở trung ương (vùng thần kinh ở đại não)

- Ý nghĩa: Giúp cơ thể nhận biết được tác động của môi trường.

II - Tìm hiểu cơ quan phân tích thị giác.

1- Cấu tạo của cầu mắt.

* Cơ quan phân tích thị giác gồm: cơ quan thụ cảm thị giác, dây thần kinh thị giác (dây số II), và vùng thị giác ở thuỳ chẩm.

* Cấu tạo cầu mắt gồm 3 lớp màng và môi trường trong suốt.

- Các lớp màng:

+ Ngoài cùng là màng cứng : bảo vệ phần trong của cầu mắt.  Phía trước màng cứng là màng giác: trong suốt để ánh sáng đi qua vào trong cầu mắt.

+ Màng mạch: có nhiều mạch máu và tế bào sắc tố đen tạo thành một phòng tối trong cầu mắt.

+ Màng lưới: chứa tế bào thụ cảm thị giác (tế bào nón và tế bào que)

 - Môi trường trong suốt:

 + Thuỷ dịch

 + Thuỷ thể tinh.

 + Dịch thuỷ tinh.

2. Cấu tạo của màng lưới.

* Màng lưới: + Tế bào thụ cảm gồm:

 - Tế bào nón: tiếp nhận kích thích ánh  sáng mạnh và màu sắc.

 - Tế bào que: tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu.

        +   Các tế bào 2 cực.

-  Điểm vàng: Là chỗ lõm nằm trên trục mắt gồm các tế bào hình nón liên hệ với tế bào hai cực.

- Điểm mù: Là nơi ra đi của các sợi trục các tế bào thần kinh thị giác (Không có tế bào thụ cảm).

3- Sự tạo ảnh ở màng lưới;

- Quá trình tạo ảnh ở màng lưới: ánh sáng phản chiếu từ vật qua môi trường trong suốt tới màng lưới tạo nên 1 ảnh thu nhỏ lộn ngược, quá trình tiếp nhận và hưng phấn của các tế bào thụ cảm thị giác chuyển thành xung thần kinh ở các tế bào thần kinh thị giác và truyền về trung khu thị giác ở vùng chẩm (vùng thị giác) cho ta tri giác về vật mà mắt nhìn thấy.