Sinh học lớp 8 - Bài 28: Tiêu hóa ở ruột non
I- Cấu tạo của ruột non
- Thành ruột có 4 lớp như dạ dày nhưng mỏng hơn.
- Lớp cơ chỉ có cơ dọc và cơ vòng.
+ Lớp niêm mạc (sau tá tràng) có nhiều tuyến ruột tiết dịch ruột và tế bào tiết dịch nhày.
+ Tá tràng (đầu ruột non) có ống dẫn chung dịch tuỵ và dịch mật đổ vào.
- Dịch tuỵ và dịch ruột có đủ các loại enzim xúc tác các phản ứng phân cắt các loại thức ăn.
II- Tìm hiểu sự tiêu hoá ở ruột non
* Biến đổi lí học
+ Sự tiết dịch tiêu hoá do tuyến gan, tuyến tuỵ, tuyến ruột tiết ra để hoà loãng thức ăn và trộn đều dịch tiêu hoá.
+ Muối mật (dịch mật) tách khối Lipit thành giọt nhỏ, biệt lập với nhau, tạo nhũ tương hoá.
+ Các cơ trên thành ruột co bóp nhào trộn thức ăn ngấm đều dịch tiêu hoá và tạo lực đẩy thức ăn xuống phần tiếp theo của ruột.
* Biến đổi hoá học
- Sự phối hợp tác dụng của các loại enzim trong dịch tuỵ và dịch ruột, sự hỗ trợ của dịch mật biến đổi các loại thức ăn:
+ Tinh bột và đường đôi thành đường đơn.
+ Prôtêin --> peptit ---> axit amin.
+ Lipit nhờ dịch mật thành các giọt lipit nhỏ--> thành glixêrin và axit béo.
- axit nucleic