Sinh học lớp 8 - Bài 27: Tiêu hóa ở dạ dày

Sinh học lớp 8 - Bài 27: Tiêu hóa ở dạ dày

I-  Cấu tạo của dạ dày

- Dạ dày hình túi, dung tích khoảng 3 lít.

- Thành dạ dày có 4 lớp lớp màng ngoài, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc, lớp niêm mạc.

- Lớp cơ rất dày, khoẻ gồm 3 lớp cơ: cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo.

- Lớp niêm mạc với nhiều tuyến tiết dịch vị.

II-  Tiêu hoá ở dạ dày

* Kết luận

* Các hoạt động biến đổi thức ăn ở dạ dày

- Biến đổi lí học:

+ Tuyến vị tiết dịch vị để hoà loãng thức ăn.

+ Các lớp cơ dạ dày co bóp để làm nhuyễn và đảo trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị .

- Biến đổi hoá học:

+ Lúc đầu một phần tinh bột chịu tác dụng của enzim amilaza trong nước bọt biến đổi thành đường mantozơ cho đến khi thức ăn thấm đều dịch vị

 + enzim pepsin trong dịch vị phân cắt Pr chuỗi dài thành các chuỗi ngắn gồm 3- 10 aa

- Sự đẩy thức ăn xuống ruột nhờ hoạt động của cơ dạ dày phối hợp với cơ vòng môn vị.

- Thời gian lưu thức ăn trong dạ dày từ 3 – 6 giờ tuỳ loại thức ăn.

+ Thức ăn gluxit lúc đầu vẫn chịu tác dụng của enzim amilaza cho tới khi thấm đều dịch vị.

+ Thức ăn lipit không tiêu hoá trong dạ dày vì không có enzim tiêu hoá L trong dịch vị.

=> lipit, gluxit chỉ biến đổi lí học