Sinh học lớp 8 - Bài 21: Hoạt động hô hấp

Sinh học lớp 8 - Bài 21: Hoạt động hô hấp

I. Thông khí ở phổi.

- Sự thông khí ở phổi nhờ cử động hô hấp hít vào và thở ra nhịp nhàng.

- Các cơ xương ở lồng ngực đã phối hợp hoạt động với nhau để tăng thể tích lồng ngực khi hít vào và giảm thể tích lồng ngực khi thở ra.


 

- Ngoài ra còn có sự tham gia của 1 số cơ khác trong trường hợp thở gắng sức.

- Dung tích sống: là thể tích không khí lớn nhất mà một cơ thể có thể hít vào và thở ra.

Dung tích sống = Vkhí lưu thông + Vkhí dự trữ + Vkhí bổ sung

- Dung tích phổi khi hít vào và thở ra bình thường cũng như gắng sức phụ thuộc vào tầm vóc, giới tính, tình trạng sức khoẻ, sự luyện tập.

II- Trao đổi khí ở phổi và tế bào

- Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào đều theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp.

1.Trao đổi khí ở phổi:

- Nồng độ O2 phế nang lớn hơn nồng độ O2 mao mạch máu nên O2 từ phế nang khuếch tán vào mao mạch máu.

- Nồng độ CO2 mao mạch máu lớn hơn nồng độ CO2 trong phế nang nên CO2 từ mao mạch máu khuếch tán vào phế nang.

2. Trao đổi khí ở tế bào:

- Nồng độ O2 trong máu lớn hơn nồng độ O2 của tế bào nên O2 từ máu khuếch tán vào tế bào.

- Nồng độ CO2 tế bào lớn hơn nồng độ CO2 trong máu nên CO2 từ tế bào  khuếch tán vào máu.